6 tính cách khiến Sếp bị “ghét cay ghét đắng” nơi công sở

Không phải ai cũng được như Arthur Demoulas – khi bị “Sếp” cấp cao của siêu thị Market Basket sa thải, hơn 7000 nhân viên đã biểu tình để phản đối quyết định. Điều gì làm khiến Arthur Demoulas được mọi người yêu quý như vậy? Đó là vì sự tận tụy, công bằng và quan tâm tới mọi người của ông. Kể cả khi số lượng nhân viên dưới quyền lên tới 25 nghìn người thì Demoulas vẫn nhớ từng người một và thường xuyên thăm hỏi gia đình họ.

6 tính cách khiến Sếp nơi công sở bị “ghét cay ghét đắng”

Với cách làm việc thiếu sự chuyên nghiệp, luôn để tình cảm lấn át, thiên vị, thích nghe nịnh hót khiến nhiều nhà quản lý – những vị Sếp công sở luôn nằm trong “danh sách đen” của nhân viên. 48/100 người lao động giải thích lý do họ nhảy việc bởi không thể chịu nổi sếp và bất bình với cách làm việc. Dưới đây là những tính cách khiến sếp bị ghét cay ghét đắng.

1. Thích nịnh bợ

Đây là tính cách mà nhân viên ghét nhất ở lãnh đạo của mình.Dù làm việc chăm chỉ đến đâu nhưng không nịnh sếp, tặng quà thì không thể nào thăng tiến trong công việc được. Chia sẻ trên báo điện tử 24h chị Nguyệt chia sẻ “Mình quyết định nghỉ việc bởi không thể chịu đựng được nổi tính ưa nịnh của sếp, không chỉ mỗi mình như vậy mà tất cả các thành viên trong văn phòng. Điển hình như khi bầu chức danh phó phòng, dù có rất nhiều người tài năng, giàu kinh nghiệm nhưng vẫn không được bầu vì không chịu thường xuyên đến nhà quà cáp”.

Thích nịnh bợ là điều khiến Sếp dễ bị ghét nhất

Đây chỉ là một trong hàng trăm câu chuyện được chia sẻ hàng ngày trên mạng xã hội, diễn đàn về tình trạng sếp ưa nịnh nọt, đưa người thân lên vị trí cao mà bỏ qua tài năng thật sự của những người khóa dưới. Tình trạng này phổ biến nhất ở doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, nơi mà “con ông cháu cha” đang làm “bá chủ”.

Tính ưa nịnh nọt của lãnh đạo khiến doanh nghiệp dễ mất đi những nhân lực tài năng, đặc biệt là giới trẻ vừa tốt nghiệp các trường đại học. Nững người làm được việc, giỏi giang thường có tính cách cương trực và thường không bao giờ chấp nhận việc có một người sếp như vậy.

2. Quá nguyên tắc, luôn cho mình là đúng

Đây cũng là yếu tố thứ 2 khiến sếp dễ là chủ đề bàn tán, nói xấu của nhân viên dưới quyền. “Cấm không cho trao đổi trong giờ làm việc” “soi mói khi nhân viên về sớm”, “chế giễu kiến thức của người dưới quyền”… biến lãnh đạo trở thành “bóng ma quy định” luôn lảng vảng mọi nơi, sẵn sàng trách phạt nhân viên.

Và tất nhiên chẳng nhân viên nào thích Sếp có tính cách như vậy. Việc tạo ra quá nhiều áp lực trong công việc khiến nhân viên không thể phát huy hết khả năng sáng tạo và biến mỗi ngày đến công ty như xuống địa ngục. Rất nhiều người quyết định tìm một công việc mới bởi không chịu được áp lực từ mọi nơi. Đó là những lỗi sai của sếp trong quá trình làm việc khiến nhân viên bất bình. Nhiều lãnh đạo gặp sai lầm khi quản lý chuyên quyền, luôn cho mình là đúng. Đây là nguyên nhân khiến doanh nghiệp không giữ được người.

> Có thể bạn chưa đọc

7 tuyệt chiêu sử dụng Facebook để thăm dò đối thủ cạnh tranh

Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018

bảng giá website doanh nghiệp

3. Sếp muốn nhân viên trở thành bản sao của họ

Luôn muốn nhân viên làm theo ý kiến của mình là tính xấu của Sếp

Mỗi người có một đặc điểm tính cách khác nhau và cách thể hiện khả năng trong công việc cũng vậy. Việc bắt người khác trở thành bản sao, luôn phải làm mọi thứ theo ý kiến chỉ đạo của mình sẽ khiến lãnh đạo đó bị ghét. Nhiều lãnh đạo nghĩ mình giỏi nên luôn muốn nhân viên chăm chăm làm theo ý kiến của bản thân. Việc làm này chỉ làm hạn chế sức sáng tạo của nhân viên, khiến họ không phát huy được khả năng, năng lực.

4. Luôn thiên vị

Bất công trong công việc, không công bằng trong việc đánh giá nhân viên là yếu tố khiến nhiều người giỏi buộc phải nghỉ việc. Theo Giám đốc công ty Phúc Khang bà Hoàng Thị Như Thanh “Cách thức quản lý, lãnh đạo quyết định phần lớn thành công của doanh nghiệp. Ở nơi nào mà nhân viên được đối xử công bằng, dân chủ, được tạo điều kiện để phát huy năng lực sáng tạo, được trả lương và phúc lợi tương xứng với công sức bỏ ra thì chắc chắn ở đó, người lao động sẽ gắn bó lâu dài”.

5.Luôn bắt nhân viên làm thêm giờ

Bạn nghĩ sao nếu Sếp luôn bắt mình phải đi sớm, về muộn, thậm chí ngay cả khi bạn xứng đáng tận hưởng những ngày nghỉ cuối tuần thì vẫn phải làm việc? Chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng chán chường và tìm một công việc khác nhàn nhã hơn dù lương nhận được thấp hơn một chút. Anh Ninh chia sẻ trên báo dân trí “Ban đầu cứ nghĩ việc làm thêm giờ là việc quá bình thường nếu công việc chưa làm xong nhưng ở đây suốt ngày mình phải làm việc đến kiệt sức. Thậm chí có ngày nghỉ cuối tuần bên vợ con cũng phải cắm mặt bên máy tính để gửi báo cáo cho Sếp hoặc đi gặp khách hàng dù không cần quá gấp”.

Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay Công ty thiết kế web bán hàng và  báo giá thiết kế website bán hàng  để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.

6. Nhận hết công trạng về mình

Sau một thời gian dài làm dự án, bạn hồi hộp chờ đến ngày họp công ty để được vinh danh. Nhưng hỡi ôi,vị sếp đáng kính lại nhận hết thành quả về mình, thỉnh thoảng có nhắc tới những người dưới “trướng”, thậm chí còn không mời bạn tới những cuộc gặp gỡ nơi công việc của bạn sẽ được thảo luận.  Chắc chắn không nhân viên nào có thể chịu đựng được “ông” sếp này đâu.

Dụng cụ tình dục trực tuyến hút khách nhờ đánh trúng điểm “G”

Cơ hội đổi đời từ kinh doanh sách cũ trực tuyến

Bí quyết nhập hoa tươi tại chợ đầu mối


Chia sẻ bài viết này