Văn hóa doanh nghiệp và những mong muốn của nhân viên trong năm 2018

Nhìn lại một năm 2017 đang qua đi, doanh nghiệp hay shop kinh doanh của bạn đã đạt được những dấu mốc nào? Nhân viên và những cộng sự của bạn có thấy vui mừng về một năm kinh doanh phát đạt? Họ trông đợi văn hóa doanh nghiệp và môi trường làm việc thay đổi ra sao trong năm 2018?

Khảo sát mới nhất của Tinyhr, được công bố vào trung tuần tháng Mười Hai về những điều mà nhân viên mong muốn thay đổi với môi trường và văn hóa doanh nghiệp, nếu họ có cơ hội để làm điều đó. Cuộc khảo sát được thực hiện với hơn 1000 nhân viên đã chỉ ra những thay đổi hàng đầu.

1. Đối thoại thân thiện

Thay đổi đầu tiên mà các nhân viên tham gia khảo sát hy vọng sẽ có được trong năm 2015 là vấn đề liên quan đến đối thoại,  “ Để môi trường làm việc tốt hơn, cần có nhiều cuộc trao đổi mở hơn.”

 

Lắng nghe, đối thoại để cải thiện văn hóa doanh nghiệp

Khi mỗi nhà quản lý tạo dựng môi trường nơi các nhân viên, thành viên trong nhóm có thể liên lạc một cách cởi mở, việc này không chỉ giúp mọi người có thể trao đổi một cách thẳng thắn mà còn tạo niềm tin về một môi trường làm việc thân thiện, đáng tin và giảm bớt áp lực công việc.Trong một khảo sát được công bố vào tháng Bảy vừa qua, Glassdoor nhận thấy, 69% người tham gia khảo sát cho rằng họ đánh giá cao việc được làm việc trong một môi trường minh bạch, thoải mái.

Minh bạch trong công việc là kết quả của những cuộc đối thoại, trao đổi thẳng thắn và trực tiếp giữa nhân viên và nhà quản lý hay giữa các nhân viên với nhau về công việc, nhiệm vụ, thông tin chuyên môn…Đây cũng là tiền đề để xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp, tăng sự gắn kết giữa các thành viên tại nơi làm việc.

2. Sự cảm thông

Simon Sinek đã đề cập đến tầm quan trọng của sự cảm thông trong môi trường và văn hóa doanh nghiệp trong một cuộc phỏng vấn vào tháng Hai vừa qua về cuốn sách mới nhất của Simon mang tiêu đề “Leaders Eat Last: Why Some Teams Pull Together and Others Don’t”.  Simon đã nói “ Nếu năng suất làm việc của một thành viên trong nhóm hoặc nhân viên của bạn bị giảm sút, trước tiên đừng hét lên hoặc chỉ trích họ. Thay vào đó, bạn cần gạt bỏ các vấn đề về tài chính sang một bên để giành chỗ cho sự cảm thông giữa bạn và người đó ,với câu nói “ Bạn có ổn không?”.

Cảm thông để xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Khi nhân viên gặp phải rắc rối, hãy thử nhìn nhận vấn đề dưới lăng kính của họ. Có thể với bạn, vấn đề đó có thể giải quyết trong vòng 1 nốt nhạc, nhưng với nhiều người khác, họ sẽ cần vài ngày đề giải quyết mọi chuyện. Khi đó, bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm hoặc các bạn giải quyết vấn đề ra sao, gặp những ai và cần chuẩn bị những gì cho trường hợp xấu nhất. Giang rộng vòng tay với nhân viên để họ không thấy cô đơn khi phải đối mặt với những thử thách trong công việc.

>Có thể bạn quan tâm:

Báo giá website

Báo giá thiết kế website bán hàng

3. Được công nhận kết quả làm việc

Dan Ariely, TED, đã chủ trì cuộc thảo luận về “ Điều gì khiến chúng ta thấy thích về môi trường làm việc ?” và được nhiều khán giả tham giả khảo sát về những điều kiện làm việc khác nhau. Dan nhận thấy rằng, nhiều người mong muốn nhận được sự đánh giá, ghi nhận và động viên từ những nhà quản lý như liều thuốc giúp họ làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn.

Lời cảm ơn từ nhà quản lý là động lực làm việc cho nhiều nhân viên

Thay vì tập trung vào những cuộc đánh giá cuối năm, trao phần thưởng cho nhân viên xuất sắc mỗi năm 1 lần hay tiền thưởng hằng quý, nhiều nhân viên hy vọng nhà quản lý có thể ghi nhận thành quả làm việc của họ thường xuyên hơn. Có thể đơn giản chỉ là một lời cảm ơn hay động viên nho nhỏ tại bàn làm việc hoặc được xướng tên trong buổi họp công ty cuối tuần cũng đủ để nhiều người cảm thấy hãnh diện và tiếp thêm động lực để cống hiến nhiều hơn cho công ty.

4. Cải thiện lợi ích

Một cuộc khảo sát online với hơn 2000 người tham gia được tiến hành bởi Harris Interactive vào năm 2013, chỉ ra rằng những yếu tố được nhân viên hy vọng sẽ thay đổi tại nơi làm việc. 49% người tham gia khảo sát muốn được hưởng những thay đổi từ phía nhà quản lý như đối xử bình đẳng, trợ cấp ăn trưa, gửi xe, nghỉ ốm… 40% còn lại muốn được tham gia nhiều hơn vào quá trình đưa ra quyết định tại nơi làm việc.

Văn hóa doanh nghiệp: 6 điều nhân viên mong muốn thay đổi trong năm 2015

Nhân viên của bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản khi phải làm đi làm lại một công việc từ ngày này qua ngày khác. Là nhà quản lý, chủ shop, điều bạn cần làm là lên dây cót tinh thần cho mọi người với những thời gian nghỉ ngơi, giải trí trong giờ hoặc sau giờ làm việc. Ngoài những phần thưởng và lợi ích trực tiếp này, bạn có thể cân nhắc đến những yếu tố khác như gia tăng trọng lượng lời nói của nhân viên trong các buổi họp hoặc quyết định của doanh nghiệp. Một nơi làm việc với văn hóa doanh nghiệp coi trọng ý kiến của nhân viên sẽ là nơi mọi người mong muốn hợp tác lâu dài.

> Có thể bạn chưa đọc

7 tuyệt chiêu sử dụng Facebook để thăm dò đối thủ cạnh tranh

Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018

bảng giá website doanh nghiệp

5. Tăng cường mối quan hệ giữa các nhân viên

Vào tháng Tư vừa qua, Linkedin cùng Censuswide đã khảo sát hơn 11,500 chuyên gia từ 18 đến 65, từ 14 quốc gia. 46% người tham gia khảo sát nói rằng tình bạn của họ với đồng nghiệp khiến họ thấy hạnh phúc hơn.  57% những người dưới 24 tuổi nói rằng họ thấy hạnh phúc hơn với việc cộng tác và duy trì tình bạn nơi công sở, 50% cho rằng họ cảm thấy được tiếp thêm động lực làm việc trong khi 39% cảm thấy họ làm việc hiệu quả hơn khi được làm với đồng nghiệp thân thiết.

Khuyến khích hoạt động tập thể sau giờ làm việc

Trong năm 2015, tạo điều kiện để nhân viên trong doanh nghiệp, shop của bạn có cơ hội hợp tác và làm việc nhiều hơn với các thành viên khác. Nếu có thể, hãy biến văn phòng thành nơi chia sẻ thú vui và sở thích chung của nhiều nhân viên qua những bữa cơm trưa thân thiện hoặc hoạt động thể thao sau giờ làm việc.

6. Tăng tính linh hoạt

Khảo sát vào trong năm 2014 của Hiệp hội quản lý chất lượng nguồn nhân lực đã nhận thấy nhiều nhân viên hy vọng môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp của họ sẽ linh hoạt, năng động hơn trong thời gian tới. 30% những người tham gia khảo sát mong muốn có thể làm việc tại nhà vài ngày trong tháng thay vì phải làm việc hoàn toàn tại văn phòng.

Nhiều người muốn làm việc từ các quán café thay vì văn phòng

Sự phát triển của Internet và các hình thức liên lạc, làm việc không dây đã hỗ trợ rất nhiều trong việc truyền tải thông tin và nhân viên mong muốn được giải phóng khỏi bàn giấy. Các địa điểm như quán café, nhà, công viên hay thư viện là những địa điểm được nhiều người lựa chọn thay vì địa điểm làm việc quen thuộc là văn phòng. Ngoài ra, nhiều nhân viên muốn  thay đổi lịch trình làm việc, thoải mái theo thời gian và chất lượng công việc, đặc biệt là những người có thói quen làm việc muộn.

(Theo: http://www.entrepreneur.com/)


Chia sẻ bài viết này