9 chiến lược định giá sản phẩm bán lẻ của bạn một cách có lợi nhuận (Phần 1)

Một trong những khía cạnh thú vị nhưng đau đầu nhất của bán lẻ là xác định mức giá để bán sản phẩm của bạn. Định giá vừa là nghệ thuật vừa là khoa học, đòi hỏi phải thử nghiệm kết hợp với cảm nhận trực quan về việc bạn muốn thương hiệu của mình như thế nào và mở rộng sản phẩm của bạn để được nhận thức ra sao.

Nếu định giá của sản phẩm quá thấp, bạn có thể bán được rất nhiều nhưng bạn sẽ thất vọng khi kiểm đếm chi phí vào cuối tháng. Khi bạn định giá sản phẩm quá cao, bạn có thể tạo ra hào quang của sự sang trọng, uy tín và độc quyền, từ đó thu hút những khách hàng khá giả với số lượng nhỏ hơn nhưng chiếm doanh số lớn vì mua sản phẩm của bạn với giá cao hơn. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở trong một khu vực có nhân khẩu học đặc biệt nhạy cảm với giá thì bạn sẽ làm gì?

Xét cho cùng, bạn sẽ phải quyết định xem bạn muốn giá cao hơn cho sản phẩm của bạn với lượng bán thấp hơn hay sản phẩm giá thấp hơn với lượng bán cao hơn và hướng đi nào sẽ cho phép bạn thu được lợi nhuận.

Cũng nên lưu ý rằng khi bạn có một loạt các sản phẩm, đôi khi bạn có thể giảm giá cho sản phẩm này và bán các sản phẩm đáng chú ý khác ở mức giá cao hơn.

Công thức đơn giản

Hầu hết các nhà bán lẻ đều chuẩn hóa quyết định giá cả của họ bằng cách sử dụng yếu tố định giá (như giải thích ở phía dưới), chủ yếu là tăng gấp đôi chi phí của sản phẩm để đi đến mức tăng giá 50%. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bạn sẽ muốn định giá sản phẩm thấp hơn hoặc cao hơn, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của bạn.

Dưới đây là công thức giúp tính toán giá bán lẻ của bạn một cách dễ dàng:

Giá bán lẻ = [(chi phí cho sản phẩm) / (100 – % tăng giá)] x 100

Giả sử bạn muốn định giá một sản phẩm có chi phí là 15 USD với mức tăng giá 45% thay vì 50% thông thường, đây là cách bạn sẽ tính toán giá bán lẻ: Giá bán lẻ = [(15) / (100 – 45)] x 100 = [(15 / 55)] x 100 = 27 USD

Chúng ta đã biết cách để tăng giá sản phẩm của bạn, dưới đây bạn sẽ thấy 9 chiến lược giá thường được triển khai bởi các nhà bán lẻ nổi bật và tiến xa hơn đối thủ cạnh tranh của họ.

1. Giá bán lẻ đề xuất của nhà sản xuất (Manufacturer Suggested Retail Price – MSRP)

Đây là mức giá mà nhà sản xuất khuyên nhà bán lẻ sử dụng để bán sản phẩm cho người tiêu dùng nói chung. Lý do các nhà sản xuất bắt đầu làm việc này là để giúp chuẩn hóa mức giá của sản phẩm trên nhiều địa điểm và nhà bán lẻ khác nhau.

Tuy nhiên, rất nhiều yếu tố đi cùng với MSRP sẽ đến với nhà bán lẻ cuối cùng, chẳng hạn như quyền mặc cả của nhà sản xuất và tính độc quyền của sản phẩm, nhưng hầu như bạn sẽ thấy sản phẩm càng chủ đạo hay thông thường hơn thì bạn càng có thể mong đợi mức giá được chuẩn hóa hơn.

– Ưu điểm: Là một nhà bán lẻ, bạn có thể tránh khỏi đau đầu bằng cách đưa chính mình ra khỏi quá trình ra quyết định và thuận theo dòng chảy.

– Nhược điểm: Bạn không thể tạo ra hoặc duy trì lợi thế so với bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào của bạn bằng khả năng cạnh tranh về giá cả và tính sẵn có.

2. Định giá chủ chốt

Đây là một triết lý định giá mà các nhà bán lẻ sử dụng như một “quy tắc ngón tay cái” đơn giản. Về cơ bản, đó là khi một nhà bán lẻ chỉ đơn giản là tăng gấp đôi giá bán buôn họ đã trả cho sản phẩm để xác định mức giá. Lúc này, có một số kịch bản trong đó định giá chủ chốt có thể quá thấp, quá cao hoặc chỉ phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Nếu bạn có các sản phẩm với kim ngạch tồn kho thấp, chi phí vận chuyển và xử lý đáng kể, là duy nhất và khan hiếm ở một nghĩa nào đó thì bạn có thể bán trong ngắn hạn với định giá chủ chốt và thậm chí có thể có khả năng nhận được ngay một mức tăng giá cao hơn. Tuy nhiên, nếu sản phẩm của bạn đa dạng hóa cao và dễ dàng có sẵn ở nơi khác, việc sử dụng định giá chủ chốt có thể khó khăn hơn.

– Ưu điểm: Có tác dụng như là một “quy tắc ngón tay cái” nhanh chóng và dễ dàng để đảm bảo lợi nhuận biên dồi dào

– Nhược điểm: Rất có thể sẽ phụ thuộc vào sự sẵn có và mức độ cạnh tranh của sản phẩm, thường là không hợp lý khi nhà bán lẻ tăng giá sản phẩm cao như thế

Bạn có thể xem tiếp “9 chiến lược định giá sản phẩm bán lẻ của bạn một cách có lợi nhuận (Phần 2)” tại đây.

(Tổng hợp từ www.shopify.com)


Chia sẻ bài viết này