Nghệ thuật viết bài mô tả sản phẩm hay, quyến rũ khách mua hàng P2

Trong bài Nghệ thuật viết mô tả sản phẩm P1, Kinh Doanh Việt đã giới thiệu các bước: Xác định đặc tính của khách hàng; Lập dàn ý trước khi viết; Nguyên tắc KISS khi viết mô tả sản phẩm. Trong Phần 2 này, chúng ta sẽ tiếp tục các bước cần làm trước khi viết một bài mô tả sản phẩm hoàn chỉnh nhé.

4. Lựa chọn giọng điệu giới thiệu sản phẩm

Giọng điệu giới thiệu, mô tả sản phẩm chính là yếu tố làm bạn khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Nó quyết định rất nhiều đến tâm lý mua hàng của người tiêu dùng đồng thời là một trong số ít những yếu tố gây ấn tượng mạnh mẽ khó quên vào tiềm thức của khách hàng về văn hóa, cá tính trong tổ chức của bạn. Một giọng điệu mô tả sản phẩm buồn tẻ, thiếu sức sống chắc chắn không kích thích được tâm lý mua sắm của khách hàng như nếu bạn sử dụng những câu từ hấp dẫn, cá tính và pha chút hài hước sẽ giúp người đọc thoải mái, dễ dàng đưa ra quyết định “chi tiền” mua hàng. Hãy cùng xem một ví dụ về cách viết mô tả sản phẩm dưới đây:

Trích đoạn mô tả sản phẩm nồi cơm điện Elmich RCE-0897

Xem thêm: Cần xây dựng thương hiệu đặc trưng cho gạo Việt

Website trong kinh doanh online là cấp thiết

Đừng bao giờ tự nhận xét rằng mình có dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời mà hãy để cho chính khách hàng của bạn cảm nhận được điều này qua giọng điệu mô tả. Việc thể hiện cá tính trong mô tả sản phẩm kết hợp với một chút sự hài hước sẽ làm người đọc cảm thấy rằng bạn thật thân thiện, dễ gần.

Ngoài ra, thay vì nói rằng bạn đã sẵn sàng cung ứng những gì tốt nhất thì bạn hãy thể hiện cá tính của mình thông qua nội dung giới thiệu kết hợp giọng điệu riêng và không quên nêm chút gia vị của sự hài hước. Đừng bao giờ tự vỗ ngực nhận xét rằng dịch vụ chăm sóc khách hàng của bạn là tuyệt vời, mà hãy để chính khách hàng của bạn cảm nhận được điều này qua các câu văn mô tả, giọng điệu cho khách hàng thấy rằng bạn thân thiện, dễ gần và không quên quan tâm, tôn trọng đến công việc và sự hiểu biết của khách hàng.

Cơ hội bán quần áo online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh thời trang không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay bảng giá website bán hàng và bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.

5. Lựa chọn định dạng văn bản bắt mắt

Một nghiên cứu gần đây của Nielsen Norman Group đã chỉ ra rằng một người trung bình chỉ đọc khoảng 16% nội dung trên một website. Để dụ dỗ được khách hàng bỏ tiền ra mua sắm hay thử ứng dụng của bạn, họ sẽ cần đọc bản giới thiệu của bạn. Vậy làm sao để giữ chân được khách hàng đọc chi tiết những gì bạn viết thay vì lướt nhanh qua.

Hãy xem 2 ví dụ dưới đây:

Trên trang giới thiệu sản phẩm của Invision, họ sử dụng giao diện thân thiện với phông chữ đơn giản (tiêu đề có kích cỡ 30px trong khi phần nội dung mô tả chi tiết sử dụng font kích cỡ 20px) giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được thông tin cần thiết mà chỉ cần đọc lướt qua. Bên cạnh đó phần tiêu đề tập trung vào thể hiện lợi ích sản phẩm còn phần nội dung lại giới thiệu chi tiết cụ thể hơn về sản phẩm.

Mô tả sản phẩm của Invision

Còn tại website của nhà sản xuất nước hoa quả Innocent (Anh) lại đi theo hướng đưa ra một câu chuyện hấp dẫn. Họ sử dụng font chữ trau chuốt (Cỡ chữ chỉ khoảng 16px), đoạn văn ngắn gọn, sử dụng nhiều màu để thu hút sự chú ý vào tiêu đề và gạch những đầu dòng đậm nét. Họ thu hút khách hàng vào cái họ cần bán, khiến khách hàng khó cưỡng lại việc nhấn vào nút xem chi tiết sản phẩm và cuối cùng là đưa nó vào giỏ hàng.

Đoạn mô tả sản phẩm nước hoa quả hấp dẫn trên website của Innocent

Như vậy, để đoạn mô tả sản phẩm vừa ngắn gọn, vừa hấp dẫn bạn cần tập trung vào các yếu tố sau:

– Có dòng tựa đề hấp dẫn khiến khách hàng phải đọc tiếp

– Đưa ra những gạch đầu dòng mô tả điểm mấu chốt của sản phẩm

– Phông chữ lớn để tăng độ nhận diện

– Tạo khoảng trống để dẫn dắt người đọc đi qua những nội dung và khiến cho trang của bạn trở nên thú vị trong quá trình đọc, tránh cảm giác nhàm chán

Cơ hội kinh doanh thời trang online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay công ty thiết kế web bán hàng tốt để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.

6. Tham khảo những trang web bán hàng lớn về cách viết

Những trang web bán hàng lớn có một đội ngũ bao gồm nhiều nhân viên có khả năng viết tốt và xây dựng nội dung. Do đó, bạn có thể học hỏi cách mô tả sản phẩm , cách xây dựng dàn ý, hành văn, ngôn ngữ được sử dụng,… của họ thông qua website.

Ví dụ khi mô tả máy đọc sách Kindle Paperwhite, Amazon đã kết hợp những yếu tố lợi ích của sản phẩm (có thể dùng bằng một tay khi đọc, tuổi thọ của pin kéo dài hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh,…) với những thứ người dùng có thể tránh được khi sử dụng sản phẩm (màn hình không chói dưới ánh mặt trời, đọc không mỏi mắt).

7. Viết bản thảo giới thiệu sản phẩm

Một khi bạn hoàn thành 6 bước trên thì việc viết một bản thảo giới thiệu sản phẩm không còn quá khó khăn bởi bạn đã có trong tay toàn bộ thông tin về sản phẩm, tính cách người mua hàng.

Hãy đọc lại một lượt các tính năng, tác động cùng các thông số kỹ thuật của sản phẩm để sắp xếp lại một cách hợp lý, để người mua hàng có thể dễ dàng nắm bắt thông tin. Trong trường hợp danh sách các tính năng cùng lợi ích của sản phẩm tương đối ngắn thì bạn nên đưa những tác dụng quan trọng nhất đặt ở trên, theo sau là những tác dụng ít chú ý hơn. Còn nếu bài quá dài thì nên phân theo từng chủ đề như Apple đang làm. Họ tạo ra những trang chuyên về giới thiệu các đặc trưng về tính năng, mẫu thiết kế và lồng ghép vào đó những ứng dụng của chúng (Design/Features,…)

Trang giới thiệu sản phẩm Iphone 6 của Apple

Hãy tạo một bản thảo giới thiệu về sản phẩm thật hấp dẫn bằng cách đưa ra các công dụng của sản phẩm và chắc chắn không đưa ra những thông tin chung chung. Nếu sản phẩm của bạn có giá thành cao thì hãy giới thiệu sao cho người mua tự nhận thấy lợi ích mình nhận được tương xứng với số tiền bỏ ra.

Một lưu ý đó là hãy viết bản thảo trong tâm trạng thoải mái, phấn chấn và vào lúc bạn có suy nghĩ tích cực bởi chúng ta thường có câu “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Tâm trạng của bạn sẽ tác động rất lớn đến nội dung. Đừng bận tâm đến những lỗi chính tả, ngữ pháp, hãy để dòng chảy sáng tạo của bạn liên tục. Công việc soát lại văn bản hãy để sau này.

 


Chia sẻ bài viết này