Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng rau sạch (P2)

Ở hai bài trước (Phần 1), Kinh Doanh Việt đã chia sẻ với các bạn kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng rau sạch cho người mới bắt đầu như thế nào? Trong phần này, chúng tôi sẽ chia sẻ sâu hơn về kế hoạch tiếp thị và phát triển cửa hàng rau sạch.

Sau khi cửa hàng rau sạch đã đi vào hoạt động  ổn định và bắt đầu có được những khoản lời đầu tiên, các bạn nên tập trung vào việc tái đầu tư cửa hàng rau sạch, dồn tiền vào việc lên kế hoạch chiến lược cho việc tiếp thị và phát triển cửa hàng nhé. 

Dù kinh doanh dịch vụ gì đi chăng nữa, bạn cũng phải có tâm với nghề, nhiệt huyết với công việc và quyết tâm thực hiện đến cùng. Hiện nay, nhiều cửa hàng rau sạch nhan nhản trên thị trường, muốn chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, bạn phải thực sự nắm được điểm khác biệt giữa cửa hàng rau sạch của bạn với các cửa hàng rau sạch còn lại là gì? Từ đó, bạn xây dựng chiến lược tiếp thị và phát triển phù hợp với cửa hàng rau sạch của bạn. 

Chiến lược tiếp thị cửa hàng rau sạch 

Marketing và quảng cáo cho cửa hàng rau sạch như thế nào?

Để đánh bại đối thủ, cửa hàng rau sạch của bạn sẽ tập trung vào những biện pháp marketing độc đáo hơn những đối thủ cạnh tranh nhằm tác động trực tiếp vào tâm lý và cảm nhận trực quan của khách hàng mỗi khi họ đến cửa hàng mua rau. Những biện pháp marketing truyền thống đó là :

Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng rau sạch 

Ngoài ra, bạn cần cập nhập các hình thức marketing online đang rất phổ biến hiện nay. Trước tiên, bạn cần xây dựng website bán hàng cho cửa hàng rau sạch. Vì sao ư? Các thượng đế của chúng ta hiện nay đã khác rất xa so với thời xưa. Họ thường có xu hướng tìm kiếm thông tin trên mạng, xem các đánh giá của người tiêu dùng khác về một sản phẩm nhất định nào đó, rồi mới đến cửa hàng mua trực tiếp. Vì thế, nếu không có website bán và giới thiệu sản phẩm, bạn đã mất đi lượng lớn khách hàng tiềm năng rồi đấy. Nếu muốn hãy tạo lập website ngay bây giờ nhé. 

Sau khi có website bán rau sạch rồi, bạn có thể đồng bộ với fanpage để tương tác trực tiếp hơn với khách hàng. Lượng người dùng facebook ở Việt Nam hiện nay khá đông đảo, mỗi người dùng facebook đều là một khách hàng tiềm năng của bạn. Nên hãy thử một vài chiến dịch quảng cáo, tiếp thị những sản phẩm rau sạch ngon nhất của bạn đến mọi người. 

Phát triển cửa hàng rau sạch thế nào? 

Khi cửa hàng đã đi vào ổn định, bạn nên tìm kiếm địa điểm xây dựng thành chuỗi cửa hàng rau sạch và phát triển kênh bán hàng online. Khi xây dựng thêm một cửa hàng mới mọi việc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bởi bạn đã có kinh nghiệm mở cửa hàng lần đầu tiên nên lần thứ hai mọi công việc sẽ thành thạo hơn. Lưu ý là bạn nên chọn địa điểm tiếp theo ở quận khác, để khả năng lưu thông hàng hoá giữa hai cửa hàng thuận lợi hơn. 

Phát triển kênh bán hàng online dựa trên website và facebook đã phát triển từ trước. Bạn nên khuyến khích khách hàng có thể gọi điện hoặc đặt hàng qua mạng để cửa hàng rau sạch của bạn giao hàng đến tận nhà. Để đảm bảo rau đem đến nhanh nhất cho khách hàng bạn nên bố trí một nhân viên phụ trách công việc tổng hợp các đơn hàng từ nguồn online. Sau đó, bạn cho shipper chuyển đến địa điểm giao nhận theo yêu cầu của khách hàng. Khi phát triển cửa hàng rau sạch online, bạn nhớ lưu ý đồng bộ lượng hàng hoá bán online vào số lượng tồn kho tại cửa hàng để tránh nhầm lẫn về doanh thu.

Để có thể nhập hàng chuẩn số lượng, kiểm tra trả hàng lỗi ngay khi nhập hàng, đóng gói bảo quản tốt, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Với hệ thống quản lý thông minh như hiện nay, mỗi một thao tác xuất đơn hàng online trên facebook hoặc website, kho hàng tại chi nhánh sẽ được trừ đồng bộ. Như vậy, tình trạng chênh lệnh thiếu thừa khi kiểm tra tồn kho sẽ được giảm xuống đáng kể. 

Qua ba phần, Kinh Doanh Việt đã chia sẻ những kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng rau sạch với các bạn. Hi vọng rằng, Kinh Doanh Việt đã hỗ trợ phần nào các chủ shop trên con đường khởi nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công. 


Chia sẻ bài viết này