7 điều khiến đối tác kinh doanh tin tưởng và tôn trọng bạn

Có một số cách đơn giản nhưng lại thường bị lãng quên, đó là những nguyên tắc kinh doanh giúp bạn xây dựng uy tín và hình ảnh chuyên nghiệp của mình trong mắt tất cả mọi người. Dưới đây sẽ là 7 trong số những cách như thế mà bạn không thể bỏ qua nếu như muốn đạt được các tiêu chuẩn cao nhất về tính chuyên nghiệp và khiến cho đối tác kinh doanh tin tưởng, có thiện cảm, tôn trọng bạn trong các phi vụ làm ăn.

1. Hãy trung thực

Trên thực tế, việc gian lận đang trở nên quá phổ biến trong kinh doanh hiện đại. Tuy nhiên nó chỉ dành cho những doanh nghiệp làm ăn theo kiểu manh mún, chụp giật chứ không thể có được một tương lai bền vững sau khi đã đánh mất lòng tin từ đối tác, từ khách hàng của mình. Trước nhiều cám dỗ như hiện nay, có thể nhiều người không đủ bản lĩnh để vượt qua được và đương nhiên danh tiếng sẽ bị hủy hoại, nhưng ngược lại, nếu bạn làm ăn trung thực, uy tín và con đường tương lai của bạn sẽ rộng mở hơn. Đừng vì những lợi ích ngắn hạn mà bỏ đi cả một quá trình trong dài hạn nhé.

2. Luôn luôn giữ đúng lời hứa

Uy tín nghề nghiệp của bạn sẽ bị hủy hoại nếu như bạn không giữ đúng lời hứa của mình. Mỗi khi bạn thực hiện cam kết, sẽ có hai khả năng: một là gia tăng uy tín thương hiệu nếu như thực hiện đúng; và hai là tự mình làm suy giảm nó khi làm ăn không chuyên nghiệp theo đúng những gì bạn nói. Trong kinh doanh, tất cả mọi người đều thích sự rõ ràng, không ai thích bất ngờ cả, do vậy mà bạn cần nói ra những dự định của mình khi bắt đầu một dự án mới. Hay khi bạn không thể thực hiện được đúng chỉ tiêu đề ra, hãy trình bày cho đối tác, cho khách hàng sớm. Họ có thể hiểu và tha thứ nếu như bạn thành thật nói ra ngay từ đầu.

3. Thừa nhận sai lầm của bạn

Thất bại là một khía cạnh không thể tránh khỏi của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi mắc sai lầm, điểm khác biệt của những nhà quản lý giỏi đáng được tin tưởng và tôn trọng là họ biết tập trung tìm cách giải quyết, khắc phục sai lầm chứ không bao giờ ngồi im chịu sự ám ảnh về nó. Để duy trì niềm tin, sự chuyên nghiệp của mình, khi mắc sai lầm, bạn đừng bao giờ cố gắng để bao che, giấu giếm nó mà hãy chịu trách nhiệm và tìm kiếm những giải pháp. Đặc biệt, bạn phải là người luôn luôn học hỏi, rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình để ngày càng phát triển đi lên.

>> Có thể bạn chưa đọc:

Giải pháp hoàn hảo khi lựa chọn thiết kế website vnmaster.net

Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018

Công ty thiết kế web uy tín

4. Hãy luôn đúng giờ

Giờ giấc là một khía cạnh quan trọng để đánh giá sự chuyên nghiệp. Có thể nói là tất cả mọi người sẽ chọn làm việc với một người luôn đúng giờ, làm đúng với kết hoạch đã đặt ra. Do đó, hãy luôn quản lý thời gian của bạn một cách cẩn thận để đảm bảo rằng bạn không bao giờ bỏ lỡ một cuộc họp, hoặc một thời hạn đã cam kết nào nhé.

Tốt nhất bạn nên đến sớm vài phút trước mỗi buổi gặp gỡ với đối tác, với khách hàng. Đồng thời tạo cho mình thói quen lường trước được mọi sự cố có thể xảy ra như mưa gió, thời tiết thay đổi, tắc đường,… để không phải giờ đến muộn cả bởi đối tác của bạn sẽ không chấp nhận bất cứ lý do cá nhân nào khi đánh giá thái độ và sự chuyên nghiệp của bạn. Còn nếu như vì những lý do bất khả kháng phải trĩ hoãn, bạn cũng không nên biện minh cho mình bằng những lý do, thay vào đó, hãy thành thật xin lỗi.

 

5. Không sử dụng ngôn ngữ thiếu chuyên nghiệp

Khi trao đổi với đối tác, bạn cần nên cởi mở, thân thiện nhưng không có nghĩa là quá suồng sã. Hãy chọn từ ngữ thật cẩn thận, “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” bởi cách mà bạn nói, từ ngữ bạn thể hiện sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự đánh giá của họ về bạn. Đặc biệt, tuyệt đối không được sử dụng những ngôn ngữ thô tục ở nơi công cộng hay chửi thề vì điều đó thể hiện bạn là một người chưa trưởng thành, thiếu sự kiên nhẫn và không có khả năng tự kiểm soát bản thân mình. Thay vào đó, khi thất vọng hay tức giận, bạn nên bình tĩnh, đi bộ thả lỏng cơ thể, việc bào chữa hay trút sự tức giận lên đối tác sẽ không mang lại bất cứ lợi ích nào cho bạn cả.

6. Xử lý xung đột một cách khéo léo

Sẽ có những lúc bạn không đồng ý với đối tác hay khách hàng, đồng nghiệp của mình bởi những bất đồng, xung đột luôn luôn là một phần trong kinh doanh và trong cả cuộc sống. Nhưng cách mà bạn xử lý tình huống, cách mà bạn giải quyết xung đột sẽ thể hiện được bạn là ai, có đáng được tin tưởng và tôn trọng hay không? Trong mọi tình huống xảy ra, điều duy nhất bạn cần làm là bình tĩnh, kiềm chế sự tức giận của mình, tìm kiếm sự thỏa hiệp và những giải pháp khéo léo nhất. Nếu làm được điều đó, bạn sẽ có thể đạt được những lợi ích không ngờ sau mỗi cuộc tranh luận đấy.

7. Luôn giữ vững các mối quan hệ

Thương trường là chiến trường, nếu bạn không chấp nhận, bạn sẽ bị đào thải. Đừng bao giờ nói lời tiêu cực vì bạn sẽ không thể biết đâu là bạn, đâu là thù trong một mối quan hệ kinh doanh. Đối thủ hiện tại của bạn rất có thể sẽ là đồng minh trong tương lai. Chính vì thế, hãy luôn giữ những mối quan hệ tốt đẹp nếu có thể nhé.

Cơ hội kinh doanh thời trang online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay bảng giá website và công ty thiết kế web uy tín để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.

(Tổng hợp từ www.entrepreneur.com)


Chia sẻ bài viết này