Những lý do buộc bạn phải phân bổ ngân sách cho hoạt động tiếp thị
Tiếp thị là một hoạt động cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ. Đặc biệt là ngày nay, khi mà chúng ta đang sống trong một thời đại mà thị trường đã quá bão hòa, các doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn trong việc cạnh tranh, không biết làm thế nào để nâng cao hình ảnh, thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh số của mình. Khi đó, các công cụ tiếp thị, các phương tiện truyền thông dường như trở thành “chìa khóa” quan trọng giúp các doanh nghiệp mở ra cánh cửa dẫn đến những con đường mới tươi đẹp hơn. Sau đây là những lý do cụ thể khiến bạn buộc phải phân bổ ngân sách doanh nghiệp cho hoạt động tiếp thị quan trọng này.
Đầu tư cho thành công
Hiện nay, tiếp thị truyền miệng được xem là phương thức hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp lan truyền hình ảnh và có thêm được nhiều khách hàng hơn. Nếu như bạn có thể cung cấp cho khách hàng của mình những sản phẩm/dịch vụ tốt và những giá trị vượt quá sự kỳ vọng thì khả năng cao là họ sẽ nói về điều đó với người thân, bạn bè của mình.
Đầu tư cho thành công trong tương lai
Tuy nhiên, truyền miệng không phải là nền tảng duy nhất mà bạn có thể dựa vào. Để gia tăng hiệu quả kinh doanh, bạn cần phải đầu tư mạnh hơn vào các công cụ tiếp thị khác nữa, kể cả tiếp thị truyền thống (báo chí, TV,…) hay là tiếp thị trực tuyến (mạng xã hội, video,…). Và, chính khoản đầu tư này sẽ đòi hỏi cần phải có một mảng tài chính nhất định. Nhưng, sự đầu tư đó sẽ giúp mang lại cho bạn thành công tuyệt vời hơn trong tương lai.
Nên đầu tư bao nhiêu ngân sách là đủ?
Số tiền mà bạn có thể đầu tư vào chiến lược tiếp thị của mình sẽ luôn phụ thuộc vào quy mô ngân sách và tài sản của doanh nghiệp. Một công ty tư nhân do cá nhân làm chủ có thể sẽ có nguồn tài nguyên tài chính ít hơn so với các công ty cổ phần, hay các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng điều đó cũng không ảnh hưởng lắm, điều quan trọng là bạn cần phải chắc chắn rằng mình đang phân bổ đủ ngân sách để đáp ứng yêu cầu của các chương trình marketing hiện có.
Nên đầu tư bao nhiêu ngân sách cho tiếp thị là đủ?
Thực tế, các công ty mới thành lập còn non trẻ sẽ phải đầu tư đáng kể hơn về mảng hoạt động này so với các công ty “lâu năm”, chỉ đơn giản là để làm cho mọi người có được nhận thức về sự tồn tại của họ trên thị trường.
Không có nguyên tắc cứng nhắc quy định về khoản ngân sách cần phải đầu tư cho hoạt động tiếp thị mà bạn nên “nỗ lực” đầu tư một cách tốt nhất có thể, nhưng, bạn nhất định phải đưa nó vào kế hoạch tài chính hằng năm của doanh nghiệp để tránh trường hợp chi tiêu vượt quá khả năng dẫn đến những hệ quả nặng nề. Điều đó đòi hỏi bạn cần phải có khả năng kiểm soát được ngân sách tiếp thị của mình sao cho hiệu quả.
Giữ chân khách hàng
Tiếp giúp giữ chân khách hàng hiệu quả
Có lẽ lý do tốt nhất khiến bạn buộc phải đầu tư ngân sách vào các chiến dịch marketing xuất phát từ khả năng giữ chân khách hàng của nó. Thực tế, chi phí bỏ ra để giữ chân khách hàng cũ ít hơn nhiều so với chi phí phải bỏ ra để tìm kiếm một khách hàng mới. Do đó, giữ chân khách hàng nghe vẻ vẫn là sự lựa chọn khôn ngoan nhất của tất cả các doanh nghiệp.
Phân bổ ngân sách của bạn một cách khôn ngoan
Như đã nói ở trên, đầu tư bao nhiêu không quan trọng mà quan trọng là bạn cần phải kiểm soát được ngân sách chi ra, cân đối nó với các chương trình khác và cân đối với cả nguồn ngân sách chung trong doanh nghiệp của mình. Đồng thời, bạn cũng cần biết cách phân bổ nguồn ngân sách chi cho marketing sao cho phù hợp giữa các chiến dịch khác nhau, các công cụ và phương tiện truyền thông khác nhau. Điều đó sẽ đòi hỏi một sự “khôn ngoan” nhất định.
Phân bổ ngân sách một cách khôn ngoan
Có nhiều con đường mà bạn có thể đi để làm tăng hiệu quả của các chiến lược tiếp thị, nhưng bạn cần phải biết rõ thế mạnh của mình để đầu tư cho phù hợp. Chẳng hạn như, nếu bạn có khả năng tiềm kiếm khách hàng tiềm năng trực tuyến thì sẽ là hợp lý khi xem xét đầu tư một khoản tài chính cho việc cải thiện trang web bán hàng hoặc cải thiện sự lan tỏa hình ảnh thương hiệu trên các phương tiện truyền thông xã hội. Đặc biệt là khi đó, bạn sẽ nhận ra một điều rằng, phân tích và lập kế hoạch kinh doanh cẩn thận là điều vô cùng giá trị.
(Tổng hợp từ www.bizpenguin.com)