Các SEOer thường cho rằng để SEO một trang web hoặc từ khóa lên top đều phụ thuộc vào xây dựng link building, tối ưu nội dung và từ khóa trên trang. Điều đó cũng không có gì là sai nhưng 1 SEOer giỏi sẽ là người biết sáng tạo, tìm đến những cơ hội để SEO hiệu quả nhất mà thông thường những người khác có thể không bao giờ ngờ tới.
1. Những trang lỗi 404 có thể mang đến cơ hội index các trang khác
Lỗi 404! Page not found (lỗi không tìm thấy trang hoặc trang không tồn tại) là một thông báo không còn xa lạ với nhiều độc giả khi truy cập vào các website. Điều này xảy ra khi bạn đã thay đổi URL cho trang đó sau khi Google index hoặc bỏ qua một vài trang khi kiểm tra lại thiết kế website.
Những trang lỗi 404 này thường làm website của bạn mất điểm khi người dùng truy cập và Google đánh giá. Bạn cứ hình dung 1 người dùng đang có hứng thú tìm đọc thông tin, click vào link bài của bạn và mong muốn nhận được thông tin hữu ích. Nhưng lại bị cản trở bởi link gãy này, chỉ nhận được thông báo “không tìm thấy trang”. Khi đó người dùng sẽ thấy thất vọng và không hài lòng mà sẵn sàng thoát trang web của bạn. Từ đó, Google sẽ hạ thấp uy tín, thứ hạng từ khóa cũng như website.
Để khắc phục những tiêu cực lỗi 404 mang lại, đồng thời có lợi hơn cho SEO website, một số trang web đã biến chúng thành những trang lỗi 404 thân thiện cho cả người dùng và bộ máy tìm kiếm.
Bạn sẽ phải thêm hình ảnh sáng tạo, thú vị kèm theo các liên kết nội bộ vào trang báo lỗi này để điều hướng người dùng và cỗ máy tìm kiếm. Từ đó, các trang nội bộ khác có thêm cơ hội được index nhanh hơn đồng thời tăng phần nào lượng traffic từ Google.
2. Infographic dần trở thành 1 công cụ hỗ trợ cho SEO
Infographic đang được sử dụng khá phổ biến tại các website bởi sự gọn gàng, dễ hình dung và thú vị đối với độc giả.Và với những thuật toán đã được thay đổi mới đây, infographic đã được quét cho các từ khóa, bạn có thể tạo ra những backlink tự nhiên chất lượng. Từ đó, chúng dần trở thành công cụ hỗ trợ tốt cho SEO cũng như là việc tăng traffic cho website.
Để tận dụng được lợi ích nhiều nhất từ infographic, khi xây dựng bạn cần đảm bảo rằng hình ảnh chất lượng, không vi phạm bản quyền, nội dung ngắn gọn, thú vị và tích cực chia sẻ chúng trên các trang mạng xã hội, diễn đàn.
> Có thể bạn chưa đọc
7 tuyệt chiêu sử dụng Facebook để thăm dò đối thủ cạnh tranh
Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018
3. Xây dựng nội dung theo kỹ thuật “tòa nhà chọc trời”
Thông thường, con người ta hay hướng đến những gì lớn nhất và tốt nhất. Thói quen này cũng vẫn không thay đổi khi người dùng tìm kiếm trên Google. Theo đó, bạn có thể sử dụng kỹ thuật toàn nhà chọc trời để xây dựng backlink, thu hút lượt traffic.
Để làm được điều này, đầu tiên, bạn hãy tìm những nội dung đã có mà chứa nhiều liên kết. Bạn có thể tìm kiếm trên Google hoặc sử dụng Open Site Explorer.
Sau đó, dựa vào những nội dung đó, biến tấu chúng thành 1 phần trong bài viết của mình nhưng phải chắc chắn rằng nội dung bạn tạo ra sẽ phải tốt hơn. Ví dụ như dựa vào bài “10 cách tăng like cho Facebook hiệu quả”, bạn có thể sáng tạo nội dung có tiêu đề “1001 thủ thuật tăng like Facebook hiệu quả”.
Bước cuối cùng là bạn kết nối bài viết với đúng đối tượng bằng cách chia sẻ trên các mạng xã hội, bạn sẽ nhận được lượng traffic và backlink lớn.
4. Tối ưu hóa tốc độ tải trang của website
Bạn có biết rằng tốc độ tải trang của website sẽ làm ảnh hướng tương đối lớn đến thứ hạng trên Google. Người dùng ngày càng không có thói quen thích chờ đợi, họ sẵn sàng thoát trang web nếu như thấy tốc độ trang tải chậm chạp. Từ đó, Google cũng sẽ đánh giá website của bạn có trải nghiệm người dùng không tốt, hạ thấp thứ bậc là chuyện bình thường.
Cụ thể, nếu website của bạn chậm trễ 1 giây, kết quả sẽ là: Lượt truy cập giảm 11%, sự hài lòng của khách hàng giảm 16% và tỷ lệ chuyển đổi giảm 7%.
Để kiểm tra và giải quyết các vấn đề về tốc độ tải trang, bạn hãy tham khảo tại đây.
5. Tối ưu Click through Rate (CTR) trên Google search
CTR là tỷ lệ được tính dựa trên mức chênh lệch giữa số lần click và số lần hiển thị của 1 link trên trang tìm kiếm Google. Thông thường, bạn chỉ nghĩ rằng thứ hạng càng cao thì sẽ có lượng traffic qua tìm kiếm càng cao mà không mấy khi để ý đến tỷ lệ CTR này.
Có thể bạn quan tâm:
Báo giá thiết kế website bán hàng
Một người dùng tìm kiếm nhìn thấy link trang web của bạn không có nghĩa là họ sẽ click vào để đọc. Bằng các công cụ quản trị website, bạn có thể xem thứ hạng và theo dõi tỷ lệ CTR cho mỗi từ khóa cụ thể. Từ đó, hãy điều chỉnh sao cho tối ưu tỷ lệ này. Trung bình, bạn có được tỷ lệ CTR là 30-40% sẽ là tốt, càng cao thì sẽ càng tốt cho website của bạn.
Để tối ưu tỷ lệ CTR, bạn có thể xem thêm bài viết 7 thủ thuật giúp website của bạn nổi bật hơn trên trang tìm kiếm Google.