Thành lập một cửa hàng kinh doanh điều mà bạn nên chú ý là đặt tên cửa hàng sao cho gây được sự chú ý của khách hàng. Tên cửa hàng rất quan trọng, nó là một trong những yếu tố làm nên sự thành công trong quá trình kinh doanh của cửa hàng bạn. Tên cửa hàng là những đặc trưng tạo nên tính riêng biệt của cửa hàng kinh doanh của bạn. Tuy nhiên phần lớn các khi những người kinh doanh bắt đầu thì việc đặt tên cho cửa hàng rất khó khăn, thậm chí là mắc phải những sai lầm không nên.
Tên của một cửa hàng là điều đầu tiên khách hàng nhớ đến, dù ít dù nhiều nó cũng đảm bảo cho việc khách hàng sẽ nhớ đến bạn. Đặt tên cho cửa hàng kinh doanh giống với việc bạn xây viên gạch trong một toàn nhà. Khi các viên gạch đã vào đúng chỗ của mình và công việc tiếp theo là xây theo các đường gạch đó. Nếu việc đặt gạch không đúng thì sẽ khiến có cấu trúc sắp đặt tiếp theo khó khăn hơn.
Sau đây là những sai lầm nên tránh khi đặt tên cho cửa hàng kinh doanh:
Đặt tên cho cửa hàng kinh doanh quá dài
Thông thường khi đặt tên cho cửa hàng bạn sẽ nghĩ ra rất nhiều ý nghĩa xung quanh những cái tên đó, và việc rút gọn đi khá khó khăn. Một cửa hàng kinh doanh không nhất thiết phải có một cái tên quá ý nghĩa như các doanh nghiệp, vì phương thức hoạt động của bạn đơn giản hơn. Và nếu sau này bạn có khả năng phát triển lớn mạnh thì đó lại là một chuyện khác.
Tên cửa hàng quá dài bạn nhìn ngay tấm biển của mình cũng thấy không đẹp mắt và khiến khách hàng khó nhớ. Hầu như mọi lĩnh vực kinh doanh đều có rất nhiều các cửa hàng khác nhau, cửa hàng của bạn không ngoại lệ. Họ hoàn toàn có thể bước chân sang cửa hàng khác nếu họ không nhớ nổi tên cửa hàng bạn như thế nào.
Cần quá nhiều sự gợi ý
Một thực tế là bạn chỉ có thể chọn một cái tên cho cửa hàng của bạn, và khi có quá nhiều gợi ý bạn sẽ bỏ qua nhiều cái tên hay, hoặc chìm trong một sự bế tắc là bạn không biết chọn một cái tên như thế nào phù hợp.
Vì vậy bạn chỉ nên tham khảo một số đối tượng nhất định, và chỉ lựa chọn khi chính bạn cảm thấy điều đó phù hợp, nhưng đừng quên tham khảo ý kiến của bạn bè. Đôi khi, sự cảm nhận cá nhân có thể đem đến kết quả sai lệch. Hãy chắc chắn bạn có đủ sự tỉnh táo để chọn lựa ra một cái tên phù hợp, văn vẻ, đầy sức cuốn hút.
Tránh xa những âm dễ bị nhầm lẫn khi phát âm
Cho dù bạn chọn tiếng Việt hay tiếng Anh cho cửa hàng của bạn bạn cần lưu ý khi đặt tên cho cửa hàng tránh xa những âm có cách phát âm giống nhau dễ gây nhầm lẫn như “n” và “l”, “x” và “s”, “c” và “k”…..
Vì sao lại vậy? Vì khó phát âm, bạn cũng phải công nhận một điều cho dù bạn có là người phát âm đúng thì với những tên có những từ này cũng khiến bạn dễ bị nhầm lẫn. Có không ít các ý tưởng cách điệu tên, vì thay bằng việc cùng “c” họ sẽ dùng”k” và cách phát âm không khác nhau. Bạn nghĩ sao nếu khách hàng không thể nhớ nổi tên của cửa hàng bạn khi muốn tìm kiếm.
Không tạo sự khác biệt hoặc ấn tượng
Một điều bạn có thể nhớ, Apple không bán táo và Twitter cũng không bán chim, đơn giản là tên gọi mang một ý nghĩa nhất định và định vị trong tâm trí khách hàng. Khi đặt tên cho cửa hàng của mình bạn đừng quên những yếu tố độc đáo. Sự độc đáo trong tên gọi tạo ấn tượng với khách hàng ngay từ lần đầu họ thấy cửa hàng của bạn. Điều này đặc biệt quan trọng với các cửa hàng kinh doanh online.
Những chiến dịch quảng cáo của bạn trên mạng xã hội sẽ hiệu quả hơn nếu chính tên cửa hàng của bạn là một hiệu quả.
Đừng quên thiết kế logo
Logo là điều độc đáo mà mỗi cửa hàng nên có nhiều. Nhiều cửa hàng kinh doanh “ngại” thiết kế logo vì theo họ một cửa hàng quy mô không lớn không cần đến logo. Điều này là sai lầm.
Khi bạn xây dựng cửa hàng, bạn sẽ phải có những sản phẩm đặc biệt của riêng bạn và chỉ số ít cửa hàng mới có và điều đó làm bạn khác biệt. Thêm vào đó là những chiếc túi đựng hàng có gắn logo, hay thiết kế kèm logo khách hàng sẽ nhớ đến bạn nhanh hơn nếu họ có nhu cầu một lần nữa với bạn.
Trên đây là những lưu ý và sai lầm cơ bản của nhiều cửa hàng khi đặt tên cho cửa hàng mình. Hy vọng bài viết mang lại thông tin hiệu quả cho bạn, để bạn không mắc phải những sai lầm trên.
Có thể bạn cần biết:
Lưu ý khi đặt tên cửa hàng kinh doanh online
“Thầy bói xem voi” và bài học content marketing
Những gợi ý khi bạn bí ý tưởng content