Sinh viên kinh doanh online – lợi bất cập hại

Ngày nay, với sự phổ biến của mạng xã hội facebook cùng phương tiện truy cập Internet việc sinh viên kinh doanh online không còn quá lạ lẫm. Nhiều người sở hữu “thiên phú kinh doanh” nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, nắm rõ quy luật của thị trường kiếm được hàng chục triệu mỗi tháng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thành công, trước cạm bẫy của thị trường cùng sự thiếu hiểu biết, đa phần sinh viên đều vấp ngã ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp.

Mô hình sinh viên kinh doanh dường như chẳng còn xa lạ với giới trẻ hiện nay, các cửa hàng online mọc lên như nấm, bán đủ mặt hàng từ thời trang, mỹ phẩm, đồ lưu niệm đến quà vặt trực tuyến, cafe, trà sữa… Không tốn chi phí thuê mặt bằng, nhân công, trang trí, chỉ cần bỏ một khoảng tiền từ 5-7 triệu (thậm chí ít hơn), các bạn đã trở thành chủ một shop nho nhỏ trên facebook và bắt đầu kinh doanh. Xuất thân từ một gia đình nông dân, bạn Phương Thùy chia sẻ trên diễn đàn tìm kiếm việc làm cho sinh viên “Sản phẩm kinh doanh chính của mình là dầu dừa. Trong những ngày đầu tiên khởi nghiệp, mình phải lên các trang mạng để học cách làm đồng thời tham gia một số lớp hướng dẫn. Khi tay nghề dần vững chắc mình quyết định vay tiền và bán. Bởi nguyên vật liệu ở quê khá rẻ nên mình nhờ gia đình gửi lên từ đó giúp giá thành sản phẩm thấp hơn một chút so với thị trường. Thời gian đầu khách hàng chủ yếu là bạn bè, người thân nhưng sau đó rộng ra. Hiện nay mỗi ngày mình nhận được hàng trăm đơn hàng sỉ, lẻ ở khắp nơi trong thành phố”.

Kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn vì thế rất nhiều sinh viên lao theo nhằm tìm kiếm cơ hội “đổi đời”. Tuy nhiên thành công của những bạn trẻ bỏ ngang giảng đường kinh doanh và kiếm được 50-60 triệu đồng mỗi tháng vô hình chung trở thành mục tiêu ảo của phần lớn các bạn sinh viên, ai cũng mong mình có cơ hội làm giàu. Nó hình thành nên cách suy nghĩ sai lầm về khởi nghiệp, đánh giá thấp tầm quan trọng của việc học tập. Nếu bạn đã quyết tâm bỏ học kiếm tiền online, tốt thôi, hãy giúp tôi trả lời những câu hỏi sau:

1. Bạn đã chuẩn bị được những gì?

Kinh doanh không phải đơn giản thích là được, nó đòi hỏi người điều hành phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng từ lựa chọn sản phẩm, khách hàng, tài chính, lập kế hoạch. Phần lớn sinh viên khởi nghiệp kinh doanh online thất bại do chưa lựa chọn được con đường đúng đắn, chỉ biết “lao theo” những trào lưu trước mắt hoặc nghe bạn bè khuyên mà không có chính kiến. Thế giới bên ngoài không đơn giản như những gì bạn hình dung qua từng trang sách vở, nó rất khốc liệt, nếu như không chuẩn bị trước chắc chắn sẽ đối mặt với vô vàn thách thức. Có thể thời điểm đầu tiên bạn cảm thấy hứng thú, vui vẻ nhưng sau một thời gian sẽ thất vọng và suy sụp. Chỉ khi có con đường cụ thể, bạn mới có thể tự tin bước đi từng bước một thật hào hứng, vì lúc ấy bạn hoàn toàn biết rõ những gì mình đang và sẽ đối mặt thực hiện.

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ trước khi kinh doanh

Một số người nghỉ học để kinh doanh và đạt được thành công vô cùng lớn, nhưng không phải ai cũng nằm trong số đó. Kinh doanh và học đều giống nhau cũng có lúc  “ế ẩm” khi không bán được hàng, chán nản về những kỳ thi, bài tập.. Nhưng sự khác biệt lớn nhất là kinh doanh khi thất bại có thể quay đầu còn một khi việc học đã vứt ra xa thì rất khó quay lại được.

Tham khảo: Công ty thiết kế web bán hàng

Bảng giá website doanh nghiệp

2. Bằng cấp có thực sự quan trọng hay không?

Chắc hẳn hiện nay bạn thường nghe câu, bằng cấp đại học không còn có ý nghĩa như xưa, các công ty thường phải đào tạo lại. Điều này đúng nhưng không chính xác hoàn toàn bởi dù không còn vai trò quan trọng như ý nghĩa nhưng nó vẫn chứng tỏ bạn là người có học, trải qua thời gian tôi luyện. Bạn Nam – một nhân viên ngân hàng chia sẻ “Trước đây mình cũng đã từng vì kinh doanh mà ngán ngẩm việc học, nhưng rồi nhờ sự tư vấn của mọi người xung quanh nên vẫn tiếp tục hoàn thành con đường ĐH. Mãi sau này khi công việc kinh doanh thất bại, vẫn may mắn là có tấm bằng ĐH trong tay, trở thành tấm vé thông hành cho mình khi đi xin việc tại các công ty doanh nghiệp”.

Sinh viên kinh doanh online – lợi bất cập hại

Hãy nên coi kinh doanh là nghề tay trái và tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ học của mình. Sở hữu một tấm bằng đại học trong tay vẫn khiến bạn cảm thấy tự tin hơn nhiều so với người không có gì trong tay.

3. Thu nhập khủng, có phải ai cũng làm được?

Thời buổi báo chí phát triển khiến bạn thường đọc được những thông tin như: “Sinh viên bỏ học kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng” hay “Trở thành chuyên gia SEO dù học dốt”. Những thông tin này khiến nhiều sinh viên đánh giá thấp tầm quan trọng của việc học và lao đầu vào kinh doanh. Nhưng bạn nên nhờ một điều “không phải ai kinh doanh cũng đều thành công”. Trên thực tế chỉ có khoảng 2-3% những sinh viên bỏ học theo đuổi nghiệp kinh doanh đạt được thành tích ấn tượng, còn lại nhanh chóng thất bại. Trong 2% kia chủ yếu là những người có kinh nghiệm từ khi còn là học sinh trung học, năng nổ hoặc có duyên với kinh doanh.

Đừng bao giờ nghĩ kinh doanh là đơn giản, nó khốc liệt hơn rất nhiều so với môi trường giáo dục, bạn phải tự bươn chải đối phó với mọi thách thức trước mắt. Nếu bạn không có kinh nghiệm hoặc chỉ chập chững vào nghề, tôi khuyên bạn nên có sự chuẩn bị hoàn hảo và không ảnh hưởng đến việc học của bản thân.

Có thể bạn quan tâm:

Đôi điều bạn học được từ sự thành công của Victoria Beckham

9 điều thú vị có thể bạn chưa biết về tỷ phú Bill Gates

8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới

 


Chia sẻ bài viết này