‘Thất bại là mẹ thành công” – mỗi lần vấp ngã bản thân sẽ trưởng thành hơn, học được nhiều điều để né tránh sai lầm. Khởi nghiệp là một quá trình khó khăn, trải đầy chông gai, nếu ai không đủ kiên nhẫn, niềm tin, tầm nhìn chắc chắn không thể đạt được thành công. Sản phẩm, Khách hàng và thời điểm là 3 yếu tố đầu tiên những người bắt đầu kinh doanh cần tính đến, nó giúp ta đưa ra được định hướng phát triển. Trong phần 2 Kinh Doanh Việt sẽ tiếp tục giới thiệu những yếu tố sống còn cần cân nhắc khi khởi nghiệp.
6 yếu tố sống còn cần cân nhắc khi khởi nghiệp
4. Cạnh tranh
Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn tới thất bại của đa số những doanh nghiệp non trẻ bởi họ không thể cạnh tranh với các ông lớn trong cùng lĩnh vực. Thị trường mặc dù lớn nhưng không phải vô tận trong khi số lượng các doanh nghiệp nhảy vào cuộc chơi ngày càng nhiều vì vậy không ai muốn chia sẻ lợi ích của mình với người khác. Chính vì vậy họ hình thành tâm lý “tận diệt khi còn trong trứng’, các tập đoàn lớn dùng nhiều cách khác nhau ép buộc những đơn vị vừa thành lập đứng trước nguy cơ phải sát nhập hoặc phá sản.
“Cá lớn nuốt cả nhỏ” là tình trạng thường thấy trong cạnh tranh
Cạnh tranh là yếu tố giúp thị trường phát triển vì vậy một doanh nghiệp khi nhân rộng quy mô, tiếp cận với khách hàng chắc chắn sẽ gặp phải sự tấn công của đơn vị truyền thống. Để có thể tồn tại điều bạn cần làm là tạo sự khác biệt, trong thời gian đầu nên tiếp cận một nhóm khách hàng nhất định đồng thời không nên tạo tiếng vang quá lớn, dẫn tới sự chú ý của những doanh nghiệp lớn. Khi “đủ lông đủ cánh”, tạo cho doanh nghiệp một nền tảng vững chắc, việc đánh sâu vào thị trường là không muộn. Câu chuyện về sự thành công của tiki.vn là một ví dụ điển hình.
Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người
Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay báo giá website và công ty thiết kế web bán hàng để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.
5. Tài chính
Tài chính là một trong những vấn đề rất quan trọng, nó được xem là nguồn máu nuôi dưỡng để doanh nghiệp phát triển vì vậy nếu bạn có ý tưởng khởi nghiệp cần hiểu biết những vấn đề cơ bản nhất về tài chính để điều hành hoạt động. Để ước tính được số vốn cần thiết, bạn cần có một kế hoạch càng chi tiết càng tốt, theo đó có một số mục cần lưu ý như: Ngân sách dành cho tài sản cố đình (văn phòng, bàn ghế, thiết bị…); ngân sách cố định để duy trì (tiền thuê văn phòng, lương nhân viên, các khoản tiền phải trả…).
Trên thực tế rất khó tính được số tiền cần thiết để khởi nghiệp, nó phụ thuộc rất nhiều vào mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Bạn cần tính toàn kỹ càng khoảng thời gian công ty sẽ làm ra lợi nhuận để từ đó cân đối được chi phí phải trả. Trên thực tế rất nhiều người tự tin mình có một số vốn lớn nên không quan tâm nhiều đến việc quản lý dòng tiền dẫn đến việc vốn cạn kiệt, thiếu lương nhân viên, từ đó dẫn tới phá sản. Mỗi công việc kinh doanh đòi hòi đầu tư lớn, nhưng mục đích bạn cần đạt được là tối thiểu hóa chi phí và rủi ro, đồng thời lường trước những gánh nặng tài chính so với lợi nhuận thu về.
6. Nhân sự
Dù bạn có rất nhiều tiền, có hướng đi đúng nhưng không có người thực hiện chắc chắn kế hoạch mãi nằm trên giấy bởi chỉ có con người mới sáng tạo ra các hàng hóa, dịch vụ và kiểm tra được quá trình sản xuất kinh doanh đó. Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính là những nguồn tài nguyên mà các tổ chức đều cần phải có, nhưng trong đó tài nguyên nhân văn – con người lại đặc biệt quan trọng. Không có những con người làm việc hiệu quả thì tổ chức đó không thể nào đạt tới mục tiêu.
Nếu như nguồn nhân lực hạn chế bạn nên hoạt động trong thị trường nhỏ đợi doanh nghiệp đủ ‘cứng cáp”, đồng thời liên tục ‘chiêu mộ’ những người tài giỏi về “đầu quân”. Trên thực tế những tập đoàn hàng đầu thế giới đều sở hữu cho mình một đội ngũ nhân viên không chỉ chăm chỉ mà còn sáng tạo trong sản xuất, nhanh nhẹn, đáp ứng được sự thay đổi của xã hội. Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, những người đi trước để tránh đi đường vòng và thiết kế sản phẩm đáp ứng được chính xác nhu cầu người dùng.
Trên thực tế ngoài 6 yếu tố trên, còn có rất nhiều vấn đề cần lưu ý trước khi khởi nghiệp, cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đúc rút được kinh nghiệm khởi nghiệp. Tuy nhiên để đạt được thành công đòi hỏi bạn phải có ý chí, tin tưởng vào con đường đã chọn đồng thời nắm vững được sự thay đổi của thị trường để có sự thay đổi, đầu tư thích hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Đôi điều bạn học được từ sự thành công của Victoria Beckham
9 điều thú vị có thể bạn chưa biết về tỷ phú Bill Gates
8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới