Quy trình Logistics hiệu quả giúp bạn thành công trong kinh doanh online

Trong môi trường kinh doanh online phát triển mạnh mẽ như hiện tại, một quy trình logistics hiệu quả sẽ đem lại lợi nhuận rất lớn cho các cửa hàng, cá nhân kinh doanh bán lẻ. Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu sự “hiệu quả” ở đây mang ý nghĩa như thế nào nhé:

1. Thế nào là một quy trình logistics hiệu quả

Bất cứ khi nào người bán hàng trực tuyến muốn hoạch định một quy trình logistics hiệu quả đều cần lưu ý một số điểm chính – những điều này áp dụng cho cả những người bán buôn và người bán lẻ.

► Tính linh hoạt: Điều quan trọng này giữ cho quá trình logistics trở nên đơn giản hơn. Tính linh hoạt sẽ cho phép mở rộng phạm vi làm việc và nhân viên có thể sẽ tăng ca như những ngày lễ.

► Kiểm soát đơn hàng: Yếu tố then chốt của quá trình làm logistics là đảm bảo rằng khách hàng được đúng đơn hàng trong thời gian nhanh nhất có thể. Sự hài lòng của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi họ nhận hàng và thấy sản phẩm đó bị lỗi. Việc kiểm soát có thể giúp đảm bảo và duy trì độ chính xác trong suốt chuỗi logistics. Hệ thống tự động trong quá trình kiểm soát có thể là mộ cách tuyệt vời để những sai phạm không xảy ra.

► Bao bì thích hợp: Một yếu tố khác không kém phần quan trọng của quy trình thực hiện logistics  là bao bì. Bao bì không chỉ cần để bảo vệ các mặt hàng bên trong và tạo ấn tượng đầu tiên với khách hàng mà nó còn cần phải có hiệu quả về chi phí vận chuyển.

► Quản lý hàng tồn kho chính xác: Có những khoảng thời gian doanh số bán hàng đạt được rất cao nhưng có khi lại thấp. Trong trường hợp này, cần phải có một biện pháp chính xác để quản lý hàng tồn kho. Điều này cần được duy trì để đảm bảo rằng tất cả các đơn hàng đều có thể hoàn thành vào đúng thời điểm.

Có thể bạn muốn sử dụng Công cụ quản lí bán hàng miễn phí

2. Ví dụ thực tiễn về việc áp dụng hệ thống logistics

Bài học từ Zappos

Zappos – một nhà bán lẻ giày dép lớn đã xây dựng một công ty thành công với một số hoạt động kinh doanh chủ chốt. Chúng ta có thể học hỏi từ Zappos một số kinh nghiệm, bài học vềviệc áp dụng quy trình logistics:

► Có nên thực hiện dropship hay không (không thực hiện lưu kho)?

Dropshipping (phương pháp bán hàng mà không lưu trữ sản phẩm trong kho hàng) cũng là một trong những phương pháp hữu ích cho một công ty chỉ trong giai đoạn đầu của kinh doanh. Zappos cũng sử dụng phương pháp này, và trong năm 2003 có đến 25% doanh số bán hàng là do dropshipping.

Zappos – công ty tự hào về dịch vụ chăm sóc khách của mình nhưng cũng đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong tương lai. Chính xác có tới 95% đơn hàng ( 5% của đơn hàng dropship) không được thực hiện. Chắc chắn việc dropshipping về lâu dài cũng sẽ không hiệu quả như kho hàng riêng của công ty. Điều này khiến khách hàng phải chờ đợi và không thỏa mãn được nhu cầu của họ. Cuối cùng, họ quyết định tạm dừng thực hiện quy trình logistics.

► Quản lý kho và hàng tồn kho

Ban đầu, Zappos sử dụng dịch vụ quản lý fulfillment (hoàn thành) đơn hàng và quản lý hàng tồn kho. Nhưng các vấn đề xung quanh việc dropshipping đã dẫn đến quyết định tạo kho hàng riêng của Zappos. Họ cảm thấy rằng không có bên thứ ba nào có thể quan tâm nhiều đến khách hàng như bản thân. Nhà kho của họ hoạt động 24/7 và cho phép tối đa hóa sự mong đợi của khách hàng.

► Quan hệ nhà cung cấp

Zappos đặt ra mục tiêu duy trì mối quan hệ nhà cung cấp tuyệt vời bằng cách đối xử như một đối tác kinh doanh đáng tin cậy.

Theo Zappos: “Nếu các nhà cung cấp không có lợi nhuân thì họ không có tiền để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, điều đó có nghĩa là các sản phẩm mà họ tung ra thị trường sẽ không mang lại cảm hứng, thu hút khách hàng, điều này làm giảm giá trị kinh doanh của nhà bán lẻ vì khách hàng không có nhu cầu mua hàng.

Mọi người thường muốn cắt giảm chi phí vì lợi ích của mình. Và cuối là là “vòng xoắn chết” (death spiral *) – phần lớn các nhà bán lẻ đều thất bại.

Đọc tiếp bài viết về Thực trạng quy trình logistic tại Việt Nam hiện nay


Chia sẻ bài viết này