Vai trò của logistics trong kinh doanh online hiện nay

Khi hình thức kinh doanh bán lẻ trực tuyến phát triển, vai trò của logistics thông thường được thể hiện qua các điểm sau:

Các trung tâm hoàn thành lớn (E-fulfillment): Đây là nơi lưu trữ, đóng gói hàng hóa được bán ra. Các trung tâm này được duy trì bởi các nhà bán lẻ TMĐT hay bên thứ 3 cung cấp dịch vụ logistics. Nó có thể rộng đến hơn triệu feet vuông (~300.000m2) và hoạt động 24/7.

Khu vực bưu kiện: Đây là nơi mà bưu kiện gửi đi được bốc xếp, phân chia theo các điểm đến để chúng có thể được gửi tới các trung tâm phân phối bưu kiện.

Các trung tâm phân phối bưu kiện: Đây là nơi thực hiện bước cuối cùng trước khi gói hàng đến tay khách hàng. Các bưu kiện được sắp xếp đến các trung tâm này và sau đó được gửi tới cho khách hàng.

Công nghệ tích hợp: Để có thể cung cấp đúng các mặt hàng cho mỗi khách hàng, cần có công nghệ tích hợp liền mạch tất cả hoạt động trực tuyến. Thế mạnh của công nghệ này là, giỏ hàng được kết nối với hệ thống vận chuyển để đảm bảo rằng chi phí và thời gian giao hàng là chính xác và nhanh chóng nhất.

 

1. Đánh giá về vận chuyển

✔Chi phí vận chuyển: Một tình trạng thường xảy ra là khi khách hàng đã bỏ tất cả các mặt hàng họ mong muốn vào giỏ hàng, nhưng sau đó không đưa ra quyết định mua hay thực hiện thanh toán do bị phân tán tư tưởng hoặc đắn đo bởi chi phí vận chuyển. Để chức năng của logistics hoạt động một cách hiệu quả, các nhà quản lý cần phải có chiến lược vận chuyển rõ ràng. Dưới đây là một số lựa chọn:

→ Vận chuyển miễn phí: Điều này có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng và thúc đẩy việc ra quyết định mua hàng của họ. Nếu  lựa chọn phương pháp này thì họ sẽ phải sẵn sàng chấp nhận chi trả một phần chi phí vận chuyển hoặc tăng giá để bù đắp chi phí này.

Nếu cung cấp dịch vụ miễn phí vận chuyển, nó phải được được quảng cáo như một lợi thế, điểm mạnh của doanh nghiệp, cửa hàng để đạt được tỉ lệ chuyển đổi tối đa và mang lợi ích đến cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Cho dù, phương án này có nên được áp dụng hay không còn phụ thuộc vào mặt hàng, lĩnh vực và đặc điểm của doanh nghiệp.

Có một số sản phẩm mang lại lợi nhuận cao hay doanh nghiệp cung cấp các mặt hàng sang trọng, doanh thu lớn thì cước vận chuyển không phải là mối quan ngại, họ hoàn toàn có thể lựa chọn miễn phí vận chuyển cho khách hàng, nhưng trong một thị trường canh tranh hơn thì điều đó không hề dễ dàng. Đối với các mặt hàng có kích thước lớn, các sản phẩm tinh tế, mỏng manh thì đòi hỏi vận chuyển chuyên dụng và tất nhiên trong trường hợp lựa chọn vận chuyển miễn phí không phải là giải pháp tối ưu.

→ Tính phí cho khách hàng theo cước phí bạn phải trả: Lựa chọn này có nghĩa là khách hàng sẽ phải trả số tiền tương ứng với mức phí mà người gửi hàng phải trả cho món hàng được gửi. Tuy nhiên, ở phương án này có thể xuất hiện những chi phí phát sinh. Để đáp ứng được sự tin tưởng của khách hàng, các cửa hàng nên đưa ra thời gian vận chuyển thực để chắc chắn không có bất cứ chi phí phát sinh hoặc nâng giá sản phẩm. Phương pháp này phù hợp với mặt hàng chuyên dụng (đồ gỗ,mặt hàng dễ vỡ) mà không thể vận chuyển miễn phí cho khách hàng.

→ Tỉ lệ rõ ràng: cung cấp một tỉ lệ vận chuyển rõ ràng cho tất cả các loại gói hàng. Sự lựa chọn này khá đa dạng tuy nhiên nó được tính toán hoặc dựa trên cân nặng của gói hàng hoặc là tổng số lượng hàng mua. Chú ý, cần phải dự báo về số tiền mua hàng trung bình và cước phí mỗi gói hàng sẽ là bao nhiêu. Người bán cần phải tìm ra tỉ lệ rõ ràng, thuận lợi cho đôi bên.

✔ Phương thức vận chuyển: Cùng với các lựa chọn về mức phí vận chuyển, tầm quan trọng của logistics được thể hiện ở các phương thức vận chuyển khác nhau mà các cửa hàng bán lẻ có thể lựa chọn để cung cấp hoặc sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình:

→ Giao hàng tận nhà: Đây là phương thức cơ bản nhất, trong đó mặt hàng được giao trực tiếp đến nhà khách hàng → Gửi đến cửa hàng: Đôi khi, khách hàng chọn mua hàng tại cửa hàng thực – nơi hàng đã được đặt mua trực tuyến được vận chuyển đến.

Xem thêm bài viết về Hướng dẫn tối ưu quy trình vận chuyển trong kinh doanh (P1)

2.  Logistics thu hồi – chức năng của logistics hiện đại

Logistics thu hồi (logistic ngược) bao gồm những hoạt động tiến hành lập ra kế hoạch, thực hiện và kiểm soát công việc vận chuyển và lưu kho hàng hóa, cùng các dịch vụ thông tin có liên quan từ điểm tiêu thụ trở về  điểm xuất phát nhằm mục đích thu hồi các giá trị còn lại của hàng hóa hoặc giải quyết một cách hợp lý.

Bởi các lý do như tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao sự hài lòng của khách hàng, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu tìm hiểu về logistics thu hồi và nó đang trở thành một phần quan trọng  không thể tách rời trong hệ thống logistics hiện tại và tương lai. Có tới 3% –  50% các mặt hàng đã được vận chuyển đi khi logistics ngược có thể mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.

Sử dụng Công cụ quản lí bán hàng miễn phí ngay!

Logistics thu hồi  là một  trong các chức năng của logistics trên thị kinh doanh trực tuyến. Bất kỳ thiết lập logistics nào cũng sẽ không thành công nếu như không có kế hoạch, thước đo đo lường cụ thể những mảng hoạt động khác nhau của Logistics thu hồi.

Quy trình logistics thu hồi khi đạt hiệu quả không chỉ mang lại lợi nhuận lớn, giúp doanh nghiệp giành được lợi thế cạnh tranh trên thị truờng mà còn giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt các nghĩa vụ, trách nhiệm đối với xã hội.

Chức năng của logistics điển hình được phát huy khi bắt đầu bằng việc dự báo doanh thu sau đó sử dụng để xác định số lượng sản phẩm cần thiết. Số lượng sản phẩm này được sản xuất hoặc mua về và vận chuyển đến trung tâm phân phối, từ đó đi đến các vị trí bán lẻ.

Ngược lại, quá trình logistics thu hồi thường được bắt đầu khi người tiêu dùng thực hiện đưa sản phẩm quay trở lại nơi sản xuất. Những sản phẩm khi được trả lại sẽ được thu thập và chuyển về trung tâm phân phối. Thông tin liên quan tới khách hàng, mô tả, điều kiện và lý do trả lại sản phẩm sẽ được ghi lại.

Những công đoạn chính trong khuôn khổ logistics thu hồi gồm:

→ Chính sách hoàn trả rõ ràng

→ Thiết lập quy trình chuẩn bị hoàn trả tiền

→ Quá trình nhận hàng trả lại

→ Quá trình phân phối sản phẩm đã được đổi, hoàn trả lại tiền hoặc tín dụng

→ Hệ thống hóa các kiểm tra và phân loại các sản phẩm trả lại

→ Hệ thống phục hồi sản phẩm bao gồm sản xuất lại, đóng gói lại bao bì để bán, hay gửi trả lại cho nhà cung cấp tại điểm xuất phát

Mặc dù quy trình này khá phức tạp và tốn kém, tuy nhiên triển khai logistics thu hồi sao cho hiệu quả là một trong những vấn đề mà bất kỳ đơn vị kinh doanh trực tuyến nào cũng nên tìm hiểu. Bởi nó có thể mang lại những lợi ích sau:

→ Giảm chi phí cho các cửa hàng: Logistics thu hồi cho phép các cửa hàng gửi trả các mặt hàng chưa bán lại cho nhà sản xuất và nhận lại mặt hàng từ người tiêu dùng. Họ có thể tiết kiệm được đáng kể các khoản chi phí: tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu bằng cách tái chế tái sinh, lắp ráp sửa chữa lại, thu hồi giá trị còn lại…

→ Cải thiện sự hài lòng của khách hàng: Thông qua việc thu hồi, chúng ta sẽ thỏa mãn tốt hơn yêu cầu của khách hàng khiến họ  trung thành với bạn.Họ cũng có thể là một nguồn phản hồi tốt để cải tiến sản phẩm và hiểu được lý do tại sao sản phẩm lại bị hoàn trả.

Đọc tiếp bài viết về Áp dụng quy trình Logistics hiệu quả trong kinh doanh online


Chia sẻ bài viết này