Những sai lầm của cửa hàng bán hàng trực tuyến (p2)

Theo như đã trình bày ở phần 1, đây là những sai lầm tiếp theo của cửa hàng bán hàng trực tuyến hay vấp phải:

5. Các thông tin trên cửa hàng trực tuyến không cần cập nhật

Bán hàng trực tuyến là bạn có được một hay nhiều cửa hàng nhỏ trên thị trường khách hàng là  người sử dụng mạng internet. Và cũng như các cửa hàng truyền thống, những gian hàng nhỏ trên cửa hàng trực tuyến của bạn cần phải được thay mới nội dung cũng như làm mới sản phẩm.

Sự thay đổi nội dung thường xuyên sẽ khiến nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của bạn hơn. Vì mỗi một đặc điểm nhất định của sản phẩm chỉ đáp ứng ở mức nào đó nhu cầu của một nhóm khách hàng. Ví dụ bạn bán một chiếc váy với chân váy dài, thì sau một tuần hãy cho họ thấy mẫu chân váy ngắn của cùng chiếc váy đó.

Vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng vừa kích thích sự tò mò của người tiêu dùng.

Đôi khi nội dung của bạn hãy là một lời hứa hẹn để thu hút sự theo dõi của họ vào cửa hàng trực tuyến của bạn. Ví dụ như sản phẩm mới sắp về hay một đợt giảm giá shock nào đó. Sẽ rất hiệu quả cho cửa hàng trực tuyến của bạn.

6. Phức tạp hóa trải nghiệm của người tiêu dùng

Nhiều người thiết kế các cửa hàng trực tuyến của họ rất cầu kỳ, với nhiều màu sắc hay nội dung quá đà, hình ảnh quá màu mè và không hiệu quả; còn người thiết kế thì nghĩ rằng khách hàng sẽ thích chúng.

Hãy nhớ rằng, khách hàng ưa thích hình ảnh. Thử đặt bạn là người mua hàng và xem xét nào.

–         Khi bạn mua hàng trên mạng bạn chú ý điều gì nhất?

–         Cái gì trên một cửa hàng bán hàng trực tuyến hấp dẫn sự chú ý của bạn.

–         Bạn mong muốn điều gì khi ghé thăm một cửa hàng bán hàng trực tuyến?

Hãy đặt chính mình vào vị trí của khách hàng để thu hút sự chú ý của họ. Và hãy nhớ sự đơn giản hóa luôn hiệu quả với mọi khách hàng. Đơn giản hóa và vẫn cung cấp đủ nội dung.

7. Cung cấp quá nhiều thông tin cho khách hàng

Cũng giống như cung cấp thông tin như tại các cửa hàng truyền thống. Nếu bạn cung cấp quả nhiều thông tin cho khách sẽ khiến khách mất hứng thú với sản phẩm họ đang tìm hiểu. Tùy từng đối tượng mà cung cấp các thông tin có giới hạn và tạo sức tò mò cho họ.

Cung cấp thông tin cũng giống như một chiến dịch quảng cáo và bán hàng của các cửa hàng bán hàng trực tuyến.

Cung cấp thông tin điều cần thiết nhất là đánh trúng vào chính nhu cầu của họ. Thêm đó là một số cách tính năng ngoài để cho họ thấy họ đang được thấy và sắp được sử dụng sản phẩm ưu việt và có ích.

8. Cố gắng tiếp cận tất cả các mạng xã hội theo phương pháp “vô ích”

Có vẻ như các khách hàng tiềm năng của bạn đều đang “ẩn nấp” đâu đó trên các mạng xã hội, nhưng việc nỗ lực có mặt trên tất cả các mạng xã hội là một cách tiếp cận ngắn hạn và sẽ không đem lại hiệu quả gì cho cửa hàng bán hàng trực tuyến.

Thay vào đó, hãy tập trung vào các kênh mạng xã hội nơi các khách hàng tiềm năng của bạn có tần suất xuất hiện cao nhất. Nội dung hay chủ đề gì hấp dẫn họ nhất? Bạn sẽ có thể đóng góp gì vào những cuộc đối thoại này? Để thu lợi nhiều nhất từ mỗi đồng chi phí được đầu tư vào mạng xã hội, hãy tập trung nỗ lực của bạn vào những kênh này và đặt ra một lịch trình thường xuyên để đăng tải những nội dung có giá trị cho công việc bán hàng trực tuyến của bạn.

Cập nhật thông tin chéo, đăng tải những mẩu chuyện vui, video, đưa ra các câu hỏi đố vui…sẽ có ích, nhưng bạn cần có một lịch trình đăng tải nội dung đều đặn và cần theo chặt lịch trình này.

8 sai lầm trên là những sai lầm cơ bản nhất của những người đang kinh doanh bán hàng trực tuyến trên mạng hay gặp phải và dễ bị  khiến cho công việc kinh doanh của bạn gặp rắc rối. Hy vọng những sai lầm trên sẽ cho bạn thấy sai lầm của chính bạn mắc phải và tránh bớt để công việc kinh doanh càng hiệu quả hơn.

Xem thêm:

Những sai lầm của cửa hàng bán hàng trực tuyến (p1)

9 Sai lầm nghiêm trọng khi quảng cáo trực tuyến

Những sai lầm các nhà quản lý mô hình bán lẻ nên tránh

 


Chia sẻ bài viết này