Xây dựng thương hiệu hiện đang là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp bởi nó đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng giá của sản phẩm 50% quyết định bởi nguyên liệu, nguồn lực lao động, chi phí liên quan còn 50% còn lại là ở thương hiệu của doanh nghiệp sản xuất. Đấy chính là lý do mà các sản phẩm của những tập đoàn hàng đầu như Apple, SamSung luôn khá cao so với thị trường. Và để chiến dịch xây dựng thương hiệu thật sự hiệu quả, mỗi tập đoàn đều tự chọn cho mình một đại sứ thương hiệu riêng để giúp sản phẩm và dịch vụ đến gần với khách hàng hơn.
Đại sứ thương hiệu: khi doanh nghiệp chọn mặt gửi vàng
Người nổi tiếng khiến thương hiệu trở nên nổi tiếng
Người nổi tiếng, những ngôi sao hàng đầu trong các lĩnh vực luôn là những ứng cử viên số 1 cho vị trí đại sứ thương hiệu. Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Millward Brown, 15% quảng cáo tại Mỹ có sự xuất hiện của người nổi tiếng, tại Ấn Độ là 24% còn Đài Loan là 44%. Đặc biệt các công ty đối thủ còn triển khai các chiến lược đối đầu nhau qua việc sử dụng đại sứ thương hiệu, ví dụ như Pepsi đã từng thuê công chúa nhạc Pop Britney Spears, ông vua nhạc Pop Michael Jackson, các cầu thủ bóng đá như Beckham, Rivaldo…làm đại sứ. Coca cũng đáp trả bằng việc chi hàng đống tiền vào các ngôi sao như Ronaldinho, nữ ca sĩ Taylor Swift… Vậy tại sao các ngôi sao luôn là sự lựa chọn số một cho vị trí đại sứ thương hiệu?
Nguyên nhân chủ yếu ở đây là tính thu hút, sức ảnh hưởng và khả năng truyền tải thông điệp. Mỗi ngôi sao hàng đầu thế giới đều sở hữu cho mình một lượng fan khổng lồ lên tới hàng triệu người và người hâm mộ luôn có xu hướng “bắt chước” mọi thứ mà thần tượng làm. Bên cạnh đó giới truyền thông, báo chí, cánh săn tin cũng thường xuyên cập nhật thông tin về bất kể mọi hoạt động của các ngôi sao. Ví dụ như năm 2014 David Beck-kham đến Việt Nam để quảng bá cho một hãng rượu. Ngay lập tức các cơ quan báo chí trong và ngoài nước đã liên tục đưa tin về sự kiện với hàng trăm bài báo, bức ảnh về hoạt động của cầu thủ này từ đi đâu, làm gì, trang phục ra sao, ăn, sánh đôi với ai…
Pepsi từng thuê một dàn cầu thủ để làm đại sứ thương hiệu cho mùa World cup 2014
Trên thực tế xét về hiệu quả tài chính, các doanh nghiệp mặc dù phải bỏ ra hàng đống tiền để thuê ngôi sao những lợi nhuận thu được lại gấp hàng chục lần. Theo nhiều nghiên cứu những thương hiệu sử dụng ngôi sao thể thao có doanh thu tăng 4% và 0.25% lợi nhuận về cổ phiếu; thậm chí còn có công ty có giá trị thị trường tăng 0,44% ngay sau khi công bố hợp đồng hợp tác. Ví dụ như hãng đồ thể thao Nike đã thuê tay golf Tiger Wood làm đại sứ hình ảnh, ngay sau đó lợi nhuận đã tăng được 103 triệu USD và giá dòng sản phẩm bóng golf cao cấp tăng 2,5% giai đoạn 2000 – 2010.
Xem Thêm
8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới
10 mẫu giày thể thao khó lòng có thể phân biệt thật giả
báo giá thiết kế website bán hàng
Lợi bất cập hại
Việc dựa vào “danh tiếng” của ngôi sao sẽ mang lại nhiều hiệu quả trong việc quảng bá thương hiệu, nâng cao doanh số, nhưng trong một vài trường hợp nó lại phản tác dụng bởi những scandal của người đại diện. Theo tiến sĩ Fabienne Berger – Remy thì việc sử dụng người nổi tiếng để xây dựng thương hiệu cũng giống như quả bom nổ chậm, các công ty cần nghiên cứu kỹ càng trước khi đưa ra sự lựa chọn.
Luis Suarez và cú cắn làm nên lịch sử
Ví dụ như việc Nike thuê Tiger Woods làm đại diện thương hiệu, mặc dù thu được lợi nhuận lớn nhưng khi anh chàng này dính vào scandal tình cảm, hãng đã phải nhanh chóng chấm dứt hợp đồng, việc này ảnh hưởng khá lớn đến doanh số của tập đoàn. Tương tự H&M và Burberry cũng phải đồng loạt hủy hợp đồng với Kate Moss- siêu mẫu nổi tiếng thế giới vì liên quan tới việc sử dụng Cocaine. Hay gần đây trong Worlcup 2014 diễn ra trên đất Brazil, cầu thủ Suarez của Uruguay đã lao vào cắn hậu vệ đội tuyển Ý và ngay lập tức nhận sự trừng phạt của FiFa, sự chế giễu của những người yêu bộ môn túc cầu trên thế giới. Ngay lập tức hãng thể thao Addidas đã lên tiếng “Adidas hoàn toàn ủng hộ quyết định của FIFA. Chúng tôi không chấp nhận các hành vi của Luis Suarez và sẽ nhắc nhở anh ấy về những hành vi mà chúng tôi muốn thấy từ phía một cầu thủ”. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là cầu thủ này đang là đại sứ cho Addidas tại Worldcup và tất nhiên không hãng thể thao hàng đầu nào lại chấp nhận hành động này.
Tại Việt Nam chúng ta cũng không quá lạ lẫm tới sự ảnh hưởng xấu của “Ngôi sao” tới thương hiệu mà họ đại diện. Ví dụ như khi bộ phim Nhật ký vàng Anh đang làm mưa làm gió trong giới trẻ, HT Mobile đã chi hàng tỷ đồng để tài trợ bộ phim này. Nhưng khi nhân vật chính bị lộ clip sex thì hãng buộc phải tháo mọi hình ảnh của diễn viên trong hoạt động tiếp thị, đồng thời chịu ảnh hưởng lớn về mặt tổn thất hình ảnh. Pepsi cũng trong tình trạng tương tự khi cầu thủ Văn Quyến – ngôi sao bóng đá Việt Nam một thời dính scandal bán độ, đã khiến hãng chịu tổn thất nặng về chi phí đầu tư lẫn hình ảnh thương hiệu.
Dù là con dao hai lưỡi nhưng phải khẳng định các ngôi sao luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp. Tất nhiên họ đang ngày càng cẩn trọng hơn trong quá trình tuyển dụng bởi đơn giản khách hàng không chỉ đơn thuần mua sản phẩm/dịch vụ của họ mà mua cả ý tưởng về phong cách sống mà thương hiệu đại diện.
Zozo – Công ty thiết kế web tốt hỗ trợ đặt tên miền. Truy cập ngay để tham khảo bảng giá website doanh nghiệp
Tổng hợp