Những dự báo thị trường năm 2016 (Phần 2)

Trong Phần 1, các nhà phân tích đã đưa ra các dự báo về tăng trưởng toàn cầu, tình trạng lạm phát, chính sách tiền tệ… Sau đây là các dự báo tiếp theo về thị trường trong năm 2016.

Xem thêm: Những dự báo thị trường năm 2016 (Phần 1)

  1. Thị trường chứng khoán tích cực

Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố không tăng lãi suất trong tháng 9, điểm số của thị trường chứng khoán Mỹ sụt giảm. Điều này là do nhiều nhà đầu tư đã dự đoán về khả năng tăng lãi suất, nên việc Fed không tăng lãi suất đã vượt kỳ vọng của họ. Những nhà đầu tư trước đó kỳ vọng không tăng lãi suất và gia tăng tỷ trọng mua vào thì khi thông tin ra rồi họ tranh thủ bán chốt lời.

Tuy nhiên, việc Fed tăng lãi suất vào cuối năm được dự báo sẽ có những tác động tích cực đến tỷ giá cũng như cổ phiếu tại các thị trường mới nổi và cận biên nói chung trong năm 2016.

  1. Làn sóng tiết kiệm toàn cầu đảo chiều

“Làn sóng tiết kiệm toàn cầu” là một thuật ngữ do cựu chủ tịch Fed, Ben Bernanke, tạo ra khi giá dầu tăng mạnh trong những năm cuối thập niên 2000.

Những thay đổi đột ngột về khoản tiết kiệm tiền kiếm được nhờ xuất khẩu dầu trước và sau thời kỳ khủng hoảng có thể nhìn thấy rõ ràng. Cũng như vậy, vừa rồi khoản tiền dành dụm từ tiền xuất khẩu dầu đã ít đi do giá năng lượng toàn cầu giảm. Bên cạnh đó, dự trữ ngoại hối tại các thị trường mới nổi đã đạt đỉnh. Theo các chuyên gia, các khoản tiết kiệm giảm đi này là do tỉ giá giảm, cũng giống như tỉ giá có thể cho là đã tăng vọt suốt thời gian trước khi xảy ra khủng hoảng.

  1. Thị trường mới nổi chậm lại

Nền kinh tế của các nước sản xuất dầu sẽ tiếp tục phải chịu sức ép của việc giá dầu giảm. Nhưng tại các thị trường mới nổi như Nga và Mexico thì việc đồng tiền mất giá đã giúp hạn chế ảnh hưởng thương mại, đồng thời khu vực kinh tế tư nhân và nhà nước cũng được điều chỉnh để giảm bớt hậu quả.

Các nhà phân tích lo ngại cho các nước có tỷ giá hối đoái cố định hơn (như Ni-giê-ri-a và Ả Rập Xê-út), tác hại của việc điều chỉnh tỷ giá sẽ giáng thẳng vào cán cân tài chính chính phủ, các hộ gia đình và công ty trong nước (và trong giới hạn cho phép, cố định tỷ giá hối đoái có thể tự gây hoạ cho mình).

  1. Thanh khoản thấp

Thanh khoản thị trường trái phiếu là một chủ đề nóng và được quan tâm trong năm nay. Tuy nhiên, tính thanh khoản của thị trường chứng khoán có lẽ cũng sẽ khó có thể cải thiện được trong năm 2016.

Thanh khoản có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển ổn định của thị trường chứng khoán, nếu tình trạng thanh khoản ở mức thấp diễn ra trong thời gian dài, thì nhiều nhà đầu tư sẽ rời bỏ thị trường, kéo theo hoạt động của khối công ty chứng khoán rất khó khăn. Để cải thiện thanh khoản, theo các chuyên gia, ngay từ quan điểm của nhà quản lý cần xem thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn quan trọng, là “hàn thử biểu” cho toàn bộ nền kinh tế.

  1. Lợi nhuận doanh nghiệp có thể phục hồi

Lợi nhuận của các công ty giảm mạnh trong thời kỳ Đại suy thoái năm 2008 và đến năm 2010 thì bắt đầu hồi phục.

Thực ra, xu hướng tăng trưởng lợi nhuận trung bình theo kiểu ổn định-đi lên là một trong những đặc tính đáng chú ý của khu vực doanh nghiệp giai đoạn hậu khủng hoảng. Điều đáng thất vọng là mức tăng trưởng doanh thu trên thực tế lại sụt giảm gấp 2 lần trong giai đoạn hậu khủng hoảng sau khi đạt mức doanh thu chưa từng có trong 30 năm trước đó. Vì vậy, giả sử lợi nhuận vẫn được duy trì, thì chúng tôi nhận thấy có nhiều cơ hội đối với tăng trưởng doanh thu và thu nhập qua chỉ số beta khu vực doanh nghiệp về tăng trưởng GDP toàn cầu và của nước Mỹ một cách chắc chắn.

Trên đây là những dự báo của các chuyên gia về thị trường thế giới năm 2016. Kinh Doanh Việt hi vọng, từ những thông tin trên bạn có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho việc đầu tư cũng như kinh doanh của bạn trong thời gian tới.


Chia sẻ bài viết này