10 sản phẩm thảm bại của các thương hiệu hàng đầu thế giới (phần 2)

Những nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới cũng không thể dự đoán chính xác 100% sản phẩm mới tung ra có được thị trường yêu thích, đón nhận hay không dù đã triển khai chiến dịch nghiên cứu quy mô.

5. Thuốc lá không khói RJ Reynolds – 1989

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nhận thấy được những lo lắng của xã hội từ sự nguy hiểm của việc hút thuốc lá, công ty RJ Reynolds đã cho ra đời dòng sản phẩm thuốc lá không khói với thương hiệu Primier. Với khoản đầu tư 325 triệu USD vào sản xuất và 125 triệu USD cho hoạt động marketing, hãng hy vọng sẽ được mọi người đón nhận, tuy nhiên kết quả ngược lại.

Thuốc lá không khói RJ Reynolds 

Trước tiên mùi vị của dòng sản phẩm này rất tệ, nhiều người đã nói rằng “nó có mùi thối như phân” và “để hút được Premier cần phải có những bộ phổi mạnh như bom nén hơi, để đốt nó lên rõ ràng là cần phải đến quẹt điện bởi nếu sử dụng với quẹt diêm thì lưu huỳnh sẽ khiến cho mùi của nó trở nên tương tự amoniac”. Ngoài ra ngay cả những người hay hút thuốc cũng cảm thấy không thích thú với một loại thuốc hút không có khói “không khói gọi gì là thuốc lá”. Trước sự phản ứng này, thương hiệu thuốc không khói của RJ Reynolds đã bị ngưng sản xuất nhanh chóng.

6. Xe Ford Edsel – 1957

Đây là dòng xe được công ty Ford sản xuất năm 1957 với nỗ lực mang đến loại xe có chất lượng cao, kích thước trung bình dành cho những ai muốn nâng cấp phương tiện. Nó được đặt theo tên của cựu chủ tịch Edsel Ford (mất năm 1943). Hãng đã đầu tư khoảng 350 triệu USD (tương đương 2,9 tỷ USD hiện nay) để sản xuất dòng xe này đồng thời chi mạnh tay cho hoạt động quảng cáo.

Xe Ford Edsel là dòng sản phẩm mới thất bại thảm hại

Tuy nhiên điều không may là chiếc xe lại ra đời thời điểm Mỹ chịu khủng hoảng kinh tế, các công ty đua nhau giảm giá để lôi kéo khách hàng dẫn đến việc Ford cũng phải giảm giá thành của dòng xe mới ra. Nhưng dù sao giá của Edsel vẫn lên tới 2500 USD (dòng 4 cửa) và 3766 USD (dòng 2 cửa), không ai dám chi mạnh tay để mua chúng. Chính vì vậy chỉ sau 4 năm, Ford đã phải ngừng sản xuất dòng xe này.

7. Nước Rocky Mountain Sparkling

Công ty Adolph Coors là đơn vị điển hình trong lĩnh vực sản xuất đồ uống có cồn với truyền thống ủ bia truyền thống. Vào những năm 90 nhận thấy nhu cầu thị trường về bia rượu có xu hướng bão hòa trong khi thị trường nước sạch đóng chai lại chưa được khai thác mạnh mẽ, hãng đã quyết định gia nhập với loại nước được quảng cáo chưng cất từ nước đá tinh khiết hình thành hàng chục năm trên núi cao.

Nước Rocky Mountain Sparkling 

Tuy nhiên cũng giống như Pepsi thời điểm bấy giờ, Coors đã thất bại, không phải bởi chất lượng kém mà chủ yếu vì hình thức không bắt mắt. Mặc dù là sản phẩm mới nhưng hãng này lại tiếp tục vận dụng công nghệ đóng chai khi sản xuất bia với tên gọi tương tự khiến người dùng bị bối rối, không thể phân biệt được. Chính vì điều này khiến Adolph Coors phải hủy bỏ nhãn hiệu nước đóng chai này vào năm 1997.

Có thể bạn quan tâm:

Báo giá website

Báo giá thiết kế website bán hàng

8. Microsoft Zune – 2006

Năm 2006, Microsoft quyết định trình làng máy nghe nhạc Zune nhằm đe dọa vị trí thống trị của Ipod và Itune, thu được lợi nhuận từ thị trường béo bở này. Tuy nhiên điều khiến mọi người thất vọng là sản phẩm mới của hãng vừa không có điểm gì nổi trội hơn đối thủ lại hay mắc phải trục trặc như treo máy, định dạng tệp tin kém, không ổn định. Mặc dù chi rất nhiều tiền vào quảng cáo nhưng Zune vẫn thất bại do không được mọi người đón nhận và khiến Microsoft lỗ 1,3 tỷ USD.

Microsoft Zune

9. Snack khoai tây WoW -1998

Năm 1998, công ty con của PepsiCo là Frito-Lay phát hành snack khoai tây WOW nhằm khai thác phân khúc thị trường đồ ăn vặt ít béo và tốt cho sức khỏe. Ngay lập tức sản phẩm mới này đã nhận được sự hưởng ứng với doanh thu hãng tăng đột biến 347 triệu USD và giúp nó trở thành thương hiệu khoai tây chiên bán chạy nhất năm đó.

Tuy nhiên, Olestra – chất chính được sử dụng trong hành snack khoai tây WOW để thay thế cho chất béo lại bị phát hiện là nguyên nhân gây tiêu chảy, chuột rút và làm một số người nhập viện. Hãng PepsiCo đã phải chi tới 35 triệu USD cho quảng cáo để giảm sức ép dư luận nhưng doanh số bán hàng vẫn giảm mạnh và xuất hiện tình trạng tẩy chay. Cuối cùng Frito-Lay phải đổi tên snack khoai tây WOW thành snack khoai tây Light vào năm 2004 để tránh sự chú ý của người tiêu dùng.

10. Facebook Home – 2013

Với mục tiêu biến chiếc Smartphone của người dùng thành một chiếc điện thoại facebook, Facebook home đã ra đời và được giới thiệu là “Nhà mới của Facebook trên Android”.

Tuy nhiên trái với hy vọng của các nhà lãnh đạo, tính năng mới này nhanh chóng phá sản bởi người tiêu dùng không hề hứng thú. Nó có lượt tải về chưa tới 1 triệu lượt (so với facebook đây là con số rất bé nhỏ ) và chiếc Iphone được tích hợp phần mềm này rớt giá còn 0,99 USD từ 99 USD. Facebook home cũng nhận nhiều gạch đá khi bị người tiêu dùng chê bai và chỉ được đánh giá 1-2 sao từ kho ứng dụng Google Play.

Có thể bạn quan tâm:

Đôi điều bạn học được từ sự thành công của Victoria Beckham

9 điều thú vị có thể bạn chưa biết về tỷ phú Bill Gates

8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới


Chia sẻ bài viết này