Chọn tên đẹp cho thương hiệu!

Bài viết này dành cho những người kinh doanh nhỏ và vừa ( với số vốn 300 triệu trở xuống), không dành cho đại gia. Vì vậy sẽ có chút thiếu sót và có thể không thích hợp với những người muốn kinh doanh lớn. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cụ thể về cách tìm kiếm, lựa chọn tên thương hiệu hay sao cho ấn tượng nhất, dễ nhớ nhất.

Cách chọn tên thương hiệu hay

1. Chọn những từ vô nghĩa

Cách này khá phổ biến và được rất nhiều thương hiệu nổi tiếng sử dụng. Tiêu biểu như Lazada, Kodak, Sony,…

Ví dụ: Lazada là một trang web thương mại điện tử nổi tiếng hiện nay nhưng thực chất cái tên Lazada không có nghĩa gì cả, Lazada có thể dùng để đặt cho một thương hiệu xe tải hay tên thương hiệu nước đóng chai,… tất cả đều được.

Thực chất với cách này bạn chỉ cần tìm cho mình một từ ( cụm từ) đọc lên nghe vui tai, dễ nhớ, có từ láy, ngắn gọn thế là đủ. Dĩ nhiên sau này, có những thương hiệu thành công rồi họ sẽ nghĩ ra câu chuyện nào đó để giải thích cho ý nghĩa thương hiệu của họ nhưng ngay từ đầu đây là những từ không có nghĩa, đơn giản chỉ nghe vui tai, dễ nhớ, đặt cho sản phẩm nào cũng được, không sợ bị dụng chạm tới cá nhân, tổ chức.

Bạn có thể truy cập vào www.feldarkrealms.com, trên trang này sẽ cho bạn những gợi ý về các từ, có thể dùng làm tên thương hiệu hay, không chỉ tiếng anh mà còn có cả tiếng Nhật, tiếng Đức,… Bạn chỉ cần tìm kiếm trên đó, sau đó kiểm tra tên đã được đăng kí tên miền hay chưa, nếu chưa bạn có thể thoải mái dùng từ đó cho thương hiệu của mình.

Địa chỉ kiểm tra tên miền : https://inet.vn/

2. Chọn từ ghép có ý nghĩa

Ví dụ: Webtretho = Web + tretho

Shopify = shop + ify

Facebook = face + book

Đó là một vài ví dụ điển hình về từ ghép có ý nghĩa. Vậy làm thế nào để lựa chọn được tên này, hãy làm theo các bước bên dưới nhé:

B1: Truy cập namemesh.com

B2: Gõ từ khóa sản phẩm, dịch vụ mà bạn kinh doanh. Lưu ý gõ không dấu, liền nhau.

B3: Chọn từ phù hợp và vào địa chỉ https://inet.vn/ để kiểm tra xem đã được đăng ký hay chưa.

3. Đặt tên theo công thức tên riêng

Những ví dụ điển hình cho kiểu này: Taxi Mai Linh, Ford, Dell, Mercedes Benz,… Đây hầu hết là những tên tuổi nổi tiếng trong kinh doanh và được đặt theo tên riêng của những nhà sáng lập.

Nếu bạn muốn người ta nhắc đến thương hiệu là nhắc đến tên người sáng lập luôn thì cách này là nhất đấy. Nhưng cũng nên nhớ đừng đặt quá dài, cũng phải ngắn gọn, dễ nhớ nhé,…

Ví dụ: Giả sử tên bạn là Nguyễn Thanh Bình

– Không đặt cả thương hiệu là Nguyễn Thanh Bình vì quá dài

– Có thể dùng: Nguyễn Bình, Thanh Bình, Bình Thanh, Bình Nguyễn,… Rất nhiều lựa chọn cho bạn. Khi tên bạn phổ biến quá và đã có người đăng kí hết rồi thì bạn có thể thêm ngành hàng vào phía sau. Ví dụ: Thanh Bình Fashion, Thanh Bình Mobile,…

vnmaster.net– Công ty thiết kế web bán hàng tốt hỗ trợ đặt tên miền. Truy cập ngay để tham khảo bảng giá website bán hàng

Lưu ý

Những lưu ý khi lựa chọn, cần phải ghi nhớ:

  • Không được chọn những từ khóa chung chung như web.com, web.vn: Mọi người thường nghĩ những cái tên chung chung này thường hay sử dụng nên dễ nhớ nhưng không, chính vì chung chung không có điểm nhấn nên càng khó nhớ, càng khó gây ấn tượng với khách hàng. Và cần nhớ rằng: “Danh từ riêng luôn được nhớ lâu hơn và dễ nhận diện hơn danh tư chung”.
  • Tên miền không nhất thiết phải chứa từ khóa mới được lên top: điều này có thể thấy rõ khi tìm kiếm một sản phẩm trên google. Kết quả tên miền có từ khóa chính thường chỉ được xếp phía cuối. Ví dụ: Khi tìm kiếm từ Laptop: >>>> Có thể bạn chưa đọc:

Giải pháp hoàn hảo khi lựa chọn thiết kế website vnmaster.net

Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018

Công ty thiết kế web uy tín

 


Chia sẻ bài viết này