Bật mí 5 công cụ giúp bạn nghiên cứu đối thủ cạnh tranh hiệu quả

Nghiên cứu đối thủ là một bước rất quan trọng trước khi bạn bắt tay vào việc xây dựng kế hoạch kinh doanh và biến chúng thành thực tiễn. Người xưa có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, trong kinh doanh cũng không ngoại lệ, đừng bao giờ nghĩ mình làm là chỉ biết mình như thế nào và đưa ra những ý tưởng chủ quan mà không có sự nghiên cứu sát thực về những đối thủ cạnh tranh xung quanh bạn. Đúng như tiêu đề, bài viết này sẽ bật mí giúp bạn 5 công cụ nghiên cứu đối thủ 1 cách hiệu quả nhất.

Đầu tiên, bạn cần xác định ít nhất 10 từ khóa liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực của bạn để lấy được danh sách tối thiểu 5 đối thủ cạnh tranh lớn nhất thông qua Google Search box.

Từ khóa càng chính xác bao nhiêu thì danh sách 5 đối thủ đó của bạn sẽ chất lượng bấy nhiêu. Nó sẽ phục vụ cho việc nghiên cứu sau này theo định hướng tích cực hơn.

Sau khi có danh sách đối thủ cạnh tranh, công việc của bạn là truy cập vào từng website để biết được những yếu tố cơ bản về đối thủ như giá cả, sản phẩm, mô tả, thông tin, chính sách, cách thức hoạt động…

Khi đã nắm cơ bản về các yếu tố trên, bạn hãy sử dụng 5 công cụ nghiên cứu đối thủ sau:

1. Keyword Planner (Công cụ lập kế hoạch từ khóa trong Google Adword)

Với công cụ này, bạn có thể dễ dàng phân tích từ khóa và số lượng người dùng tìm kiếm các từ khóa đó. Nó cũng cho phép bạn thu hẹp phạm vi tìm kiếm bằng cách thêm URL và danh mục cụ thể ví dụ như mỹ phẩm, quần áo… Ngoài ra, bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng công cụ Keyword Planner để ước tính có bao nhiêu đối thủ của bạn đã trả tiền quảng cáo cho mỗi cú click chuột. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu thêm số lần nhấp chuột quảng cáo và giá thầu hiện tại cho các từ khóa liên quan đến nghề nghiệp, lĩnh vực của bạn.

2. Wayback Machine (Công cụ kiểm tra lịch sử thay đổi trên website đối thủ)

Bạn muốn biết xu hướng, tiến trình thay đổi trong giao diện website, giá cả, chương trình nổi bật trong từng thời điểm trong quá khứ tới hiện tại của đối thủ cạnh tranh? Wayback Machine sẽ giúp bạn làm điều đó một cách nhanh chóng. Trong hệ thống của công cụ này đã lưu lại lịch sử hoạt động Internet cùng với ảnh chụp màn hình những thay đổi đó. Bằng cách khảo sát được vấn đề này, bạn có thể nắm được tổng quát những biến động về giá cả, giao diện để phù hợp với từng sự kiện và thời gian cụ thể của đối thủ. Từ đó, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều bắt nguồn ở những thay đổi tinh tế của đối thủ cạnh tranh thông qua đường đi nước bước trên website của họ.

Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay Công ty thiết kế web bán hàng và  báo giá thiết kế website bán hàng  để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.

3. Whois (Công cụ kiểm tra tài khoản đăng ký tên miền)

Bạn chỉ cần copy URL của website đối thủ vào trong Whois thì sẽ được trả về 1 hồ sơ khá đầy đủ của tên miền đó gồm có: thời gian đăng ký, thông tin liên hệ, số liệu thống về máy chủ, điểm SEO, kết nối ra-vào và một số thông tin liên quan khác đến người đăng ký sở hữu tên miền.

4. Open Site Explorer (Công cụ so sánh)

Với Open Site Explorer, bạn có thể so sánh website của bạn với một hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh khác về chất lượng trang, chất lượng tên miền, số lượng tên miền liên hết… Công cụ này có bản free và bản tỉnh phí khoảng 99$/tháng. Với phiên bản chuyên nghiệp, việc so sánh các chỉ số mạng xã hội sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ kiểm tra được những trang nào đang liên kết với website của bạn, đồng thời tìm kiếm những website đối thủ cạnh tranh và xem những chỉ số đánh giá mà bạn muốn.

5. Google Alerts

Bật mí 5 công cụ giúp bạn nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Xem thêm:

7 thói quen thường ngày của một người bán hàng thành công

5 sai lầm cần tránh để trở thành một doanh nhân thành đạt

 Báo giá thiết kế website bán hàng

Google cung cấp cho bạn 1 công cụ Google Alerts hoàn toàn miễn phí, giúp bạn có thể nhận email cập nhất các kết quả mới nhất liên quan đến lĩnh vực mà bạn truy vấn như webstie, tin tức… Một lời khuyên cho bạn là nên thiết lập Google Alerts cho tên website của bạn, đồng thời hãy thiết lập cả các thông báo về đối thủ cạnh tranh.

Bạn cũng nên sử dụng Google Alert để thiết lập các từ khóa theo dõi động tĩnh của thị trường mà có ảnh hưởng trực tiếp tới sự nghiệp phát triển kinh doanh của bạn. Ví dụ như bạn đang bán quần áo online, hãy truy vấn thêm với các từ khóa như thời trang, fashion, streetlife… để cập nhật những xu hướng thị trường.

Tất cả những công cụ ở trên đều hỗ trợ đắc lực cho công tác nghiên cứu đối thủ cạnh tranh phục vụ kế hoạch, chiến dịch kinh doanh của bạn một cách hiệu quả nhất. Hãy theo dõi một cách toàn diện để có được cái nhìn bao quát nhất. Mọi thông tin đóng góp cho bài viết, bạn có thể để lại ở mục bình luận phía dưới và bạn hãy chia sẻ bài viết nếu như cảm thấy bạn vừa đọc được một nội dung hữu ích.


Chia sẻ bài viết này