5 sai lầm cần tránh để trở thành một doanh nhân thành đạt

Thất bại là một trong những bài học đắt giá nhất để con người có thể gượng dậy và phấn đấu tích cực hơn cho sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Tuy nhiên, thời gian cần có để bạn có thể giải quyết bài học kinh nghiệm này không bao giờ dễ dàng. Bạn đang có khát khao mãnh liệt làm sao để cải thiện hiệu suất làm việc cho mình, nhưng lại không đủ kiên nhẫn hay can đảm để làm điều đó. Những lúc như vậy cuộc sống chúng ta rất dễ rơi vào bế tắc, bản thân sẽ bị trầm cảm và tư duy thiếu tích cực khi cuộc sống không được như nguyện vọng của mình. Tuy nhiên, bằng lối tư duy mới, bằng cách làm khác biệt, và vượt qua chính mình, bạn sẽ xoay chuyển được tình thế.

Khi làm bất cứ một công việc gì, chúng ta cũng cần xem xét lại kết quả đã đạt được, và mang nó so sánh với dự định bạn đầu mà mình muốn. Bằng cách làm này, bạn sẽ phát hiện ra những yếu tố dẫn đến sự thay đổi, và rút ra bài học cho sau này. Bạn cần nhớ rằng, nếu không có thời gian để suy ngẫm về những gì đã làm trong quá khứ, chúng ta sẽ khó có thể đi đúng hướng với các kế hoạch trong tương lai.

Trong kinh doanh cũng vậy. Mỗi một sự thất bại hay sai lầm mà một người đã gặp phải, sẽ đều là bài học quý giá và đáng để chúng ta chiêm nghiệm và khắc phục nó trong tương lai. Bạn đang là một doanh nhân trẻ đầy tiềm năng, hãy tham khảo 5 sai lầm đắt giá mà mỗi người cần tránh trong sự nghiệp phát triển kinh doanh của mình dưới đây.

1. Gửi email một cách vội vã

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu trong một cuộc thảo luận bạn bất đồng quan điểm với một nhà cung cấp, khách hàng hoặc đối thủ cạnh tranh của mình? Chắc chắn việc kiểm soát bản thân lúc đó là rất khó và bạn sẽ dễ dàng tạo nên sai lầm gây ảnh hưởng đến việc duy trì mối quan hệ này. Tương tự nếu như bạn đang bất đồng ý kiến với một đối tác nào đó khi nhận email của họ. Hãy bình tĩnh và soạn mail trả lời trong mục thư nháp (Drafts) và hãy ngồi kiểm soát những gì mình đang viết ra với thời gian khoảng 1 giờ, thậm chí lâu hơn nữa để tất cả mọi thứ trong bạn được hạ nhiệt xuống. Sau đó, quay trở lại và chỉnh sửa nội dung trong thư sao cho chuyên nghiệp hơn, và đảm bảo rằng quan điểm của bạn sẽ không bị người khác khiển trách hay mang tính xúc phạm cá nhân.

2. Quá bận rộn với công việc kinh doanh

Hãy tạo cho mình cơ hội để kết nối với những người khác trong các sự kiện và các cuộc họp ngẫu nhiên. Việc kết nối và hợp tác với những cơ sở mới thành lập cũng là một cách để tìm kiếm thêm đối tác kinh doanh tiềm năng cho bạn. Mặc dù cách làm này cũng không thể mang lại cho bạn quá nhiều đồng minh hay thành công lớn, nhưng nếu quá bận rộn với công việc kinh doanh của mình, bạn sẽ khó có thể phát triển lớn mạnh doanh nghiệp trong tương lai.

 

3. Làm việc quá sức

Sự căng thẳng có thể dẫn đến những quyết định sai lầm trong công việc. Bạn có thể tràn đầy động lực để làm việc trong nhiều giờ đồng hồ, nhưng làm việc thái quá như vậy sẽ khiến cơ thể chúng ta bị suy sụp nếu điều đó thường xuyên tiếp diễn. Hãy dành thời gian cho chính mình, ngay cả khi chỉ là một buổi chiều cuối tuần. Việc kiểm soát và sử dụng thời gian hợp lý sẽ là lợi thế giúp bạn sáng tạo, và đủ năng lượng để làm việc hiệu quả. Nếu không, sự cải tiến, hay những chiến lược mới sẽ hoàn toàn biến mất khi bạn phát triển doanh nghiệp.

Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay bảng giá website và công ty thiết kế web bán hàng tốt để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.

4. Sự trậm trễ

Khi đến trễ một cuộc họp hoặc trễ một cuộc hẹn nào đó, sẽ chỉ cho bạn thấy rằng, bản thân mình đang thiếu tính kỷ luật để đến đúng giờ hoặc là bạn không quan tâm đến điều đó. Dù là trường hợp hợp nào đi chăng nữa, nó cũng phản ánh về tính cách và con người của bạn. Hãy luôn nhớ rằng, lòng tin cậy là yếu tố quan trọng tối thiểu để xây dựng được mối quan hệ kinh doanh vững mạnh.

5. Trả lời tất cả – Reply all

Đây có lẽ là một trong những nút sử dụng nhiều nhất trong email. Việc nhận thức đúng đắn các đối tượng cần thiết trước khi gửi email cho họ là một yếu tố quan trọng, giúp bạn không gửi nhầm hay làm phiền người khác. Vì vậy, trước khi làm theo phản xạ tự nhiên bằng cách nhấn vào nút “Reply all”, hãy chắc chắn bạn đang gửi thông tin cho đúng người mình cần.

Nếu không có thất bại, không có học hỏi, sẽ không có người kết thúc một ngày làm việc bằng cách thốt lên rằng “Wow, mình thật tuyệt vời ngày hôm nay !” hay “Làm thế nào mình có thể khắc phục điều đó?”. Suy nghĩ và thay đổi được rút ra từ chính những thử thách và khó khăn liên quan đến cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, nghi ngờ, lúng túng hay khiêm tốn, và việc ký gửi lại các cảm xúc như vậy sẽ là yếu tố quyết định để bản thân được thay đổi.

Xem thêm:

Cách nhanh chóng để có được các khách hàng tiềm năng

Cách tăng tỷ lệ chuyển đổi website bán hàng trực tuyến


Chia sẻ bài viết này