6 bước phân tích đối thủ cạnh tranh trong SEO (phần 1)

Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình đánh giá điểm yếu và điểm mạnh của các đối thủ hiện tại và các đối thủ tiềm năng. Bạn cần phải biết ai là người dẫn đầu thị trường; ai là người mới bước vào và chiếm bao nhiêu thị phần. Những phân tích này cung cấp cho doanh nghiệp bức tranh về phân khúc thị trường, những chiến lược tấn công và phòng ngự, qua đó có thể xác định những cơ hội, thách thức trong hoạt động kinh doanh của bạn. Cũng giống như trong chơi cờ, nếu bạn biết đối thủ sẽ đi bước nào kế tiếp, cơ hội chiếu tướng sẽ tăng cao.

Trong SEO việc phân tích đối thủ cạnh tranh là điều rất quan trọng. Bạn đã bao giờ thắc mắc, vì sao website đã được tối ưu chuẩn SEO, xây dựng những backlink hoàn hảo hay có liên kết thân thiện với bộ máy tìm kiếm nhưng vẫn không thể nào đứng trong top? Nếu bạn không làm sai cách, chắc chắn nguyên nhân do bạn đang gặp đối thủ cạnh tranh lớn?

Thứ nhất: Xác định đối thủ cạnh tranh trong SEO

Làm cách nào để xác định được đối thủ cạnh tranh hiện tại? Rất đơn giản, đối thủ cạnh tranh là bất kỳ công ty nào có mục đích thu hút cùng một đối tượng khách hàng mà bạn cũng đang muốn thu hút.

Trong hoạt động kinh doanh online, việc xác định đối thủ cạnh tranh khá dễ dàng, chỉ cần dựa vào mặt hàng kinh doanh và công cụ tìm kiếm. Bạn chỉ cần gõ từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn vào công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo và xem xét các website đang đứng đầu với từ khóa đó. Những website này chính là đối thủ trực tiếp cạnh tranh với website của bạn.

Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều website không xác định từ khóa mà bạn nhập là từ khóa chính bởi vì bài viết của họ có liên quan gián tiếp tới nó nhưng website vẫn đứng top trong công cụ tìm kiếm. Vậy để xác định được đối thủ cạnh tranh với website của bạn thì cần phải thực hiện những bước tiếp theo.

>>> Xem thêm:

 Bảng giá website bán hàng

Công ty thiết kế web uy tín

Thứ hai : Ghé thăm trang web của đối thủ cạnh tranh

Sau khi xác định được những website trong “tầm ngắm”, bạn cần đóng vai của khách hàng và chuyên gia để phân tích nó. Hãy xác định lĩnh vực cơ bản của website là gì nhờ thanh mô tả trên trang chủ. Nếu từ khóa chính của họ đang SEO cũng đúng là từ khóa bạn đang dự định SEO thì xác định đây là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình. Việc kiểm tra trang web này có thể cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin về cách thể hiện của đối thủ, cách giúp họ có vị trí cao trong SEO.

Hình thức và cấu trúc website: là một trong những yếu tố giúp website có được vị trí cao trên công cụ tìm kiếm. Một website có cấu trúc tốt thường có phần code gọn nhẹ; thiết kế đơn giản nhưng chuyên nghiệp, cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho khách hàng và đặc biệt không làm ảnh hưởng tới tốc độ tải trang. Bên cạnh đó, thanh điều hướng (navigation) phải dễ dùng, điều này không chỉ phục vụ cho người dùng mà còn giúp bọ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu trên trang.

Phân tích giao diện website: Đóng vai trò của khách hàng, bạn cần phải xem xét website của đối thủ có thật sự hấp dẫn, ấn tượng và chuyên nghiệp. Giao diện có phù hợp với loại hình kinh doanh hay không. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng khi phân tích website tối ưu.

>> Có thể bạn chưa đọc:

Giải pháp hoàn hảo khi lựa chọn thiết kế website vnmaster.net

Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018

Công ty thiết kế web uy tín

Nội dung website: Hãy truy cập vào các chuyên mục chính đang cạnh tranh với mình, “lướt” qua tiêu đề các bài viết để nắm được đối thủ đang khai thác những khía cạnh nào. Sau đó kiểm tra chất lượng của bài viết, xem chúng là tự viết hay được copy từ nguồn nào đó, nội dung thực sự có thu hút và sử dụng đa dạng các hình thức như mp3, hình ảnh hay video không.

Đặc biệt, khi tiến hành phân tích nội dung website của đối thủ, bạn cần chú ý vào sự phản hồi, đánh giá của khách hàng. Nếu bài viết hay website có lượng người truy cập lớn, các bài viết có nhiều phản hồi, chia sẻ, tranh luận, chắc chắn đây là đối thủ “đáng gờm”. Cuối cùng là bạn cần theo dõi xem hàng ngày có nhiều nội dung mới được cập nhật hay không.

Xem tiếp 6 bước phân tích đối thủ cạnh tranh trong SEO (phần 2)


Chia sẻ bài viết này