8 thành phần quan trọng của bản kế hoạch kinh doanh thành công

Đối với tất cả mọi thứ trong cuộc sống, bạn đều cần phải có kế hoạch, đúng không? Điều này cũng có thể tương tự với các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp, cho dù mới khởi nghiệp hoặc hãy đã có lợi nhuận chính thức, đều cần phải có kế hoạch kinh doanh. Để biết bạn đang đi đâu, bạn cần phải biết được nơi bạn đến và những gì đi trước bạn. Dưới đây là những thành phần quan trọng của bản kế hoạch kinh doanh thành công.

1. Tóm tắt dự án

Tóm tắt dự án là phần tóm tắt dài 1 hoặc 2 trang của toàn bộ bản kế hoạch kinh doanh. Tóm tắt dự án thường dễ viết nhất sau khi bạn đã hoàn thành tất cả các chi tiết bên trong bản kế hoạch.

Tóm tắt dự án trong kế hoạch kinh doanh

2. Giới thiệu doanh nghiệp

Trong phần giới thiệu doanh nghiệp, bạn sẽ cần phải thêm vào và xác định các khía cạnh khác nhau của những gì bạn cung cấp, lịch sử lĩnh vực của bạn, bất kỳ diễn biến nào hiện tại, mục đích và mục tiêu cá nhân của bạn, các yếu tố thêm vào sự thành công của bạn và quyền sở hữu của công ty bạn. Phần này là xương sống của bản kế hoạch kinh doanh và sẽ tạo tiền đề cho các thông tin thêm vào phần còn lại của kế hoạch.

3. Sản phẩm và dịch vụ

Mỗi người đều có sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang cung cấp cho khách hàng tiềm năng. Bạn nên mô tả những gì bạn đang bán cũng như xác định những gì làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là duy nhất.

Xem thêm:

  • 5 bước quan trọng để vạch ra một kế hoạch kinh doanh tốt
  • Bí quyết cải thiện kế hoạch kinh doanh để thu hút khách hàng
  • Kinh nghiệm bán hoa tươi ngày Tết lãi “khủng”

4. Bán hàng và tiếp thị

Phần này rất quan trọng. Nó đem đến cho bạn cánh cửa để nhìn vào ngành kinh doanh của bạn, tình trạng của thị trường, chi phí chung, doanh nghiệp thu hút khách hàng như thế nào và cũng dành cho bạn cơ hội để tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Trong khi bạn đang viết ra hầu hết phần này, hãy lưu ý rằng cũng giống như những người đi qua cửa hàng thực tế trên đường phố có thể nhìn thấy những gì đang xảy ra tại một địa điểm kinh doanh, khách truy cập vào trang web của bạn cũng có khả năng duyệt tìm hàng hóa và trở nên quen thuộc với việc xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn.

Hãy làm cho trang web cửa hàng trực tuyến của bạn đi vào trong cả suy nghĩ và hành động. Cân nhắc những điều sau đây:

– Bạn có thể cung cấp mẫu hoặc trình diễn sản phẩm của bạn

– Đồ họa và hình ảnh là tài liệu tiếp thị trực quan của bạn

– URL (địa chỉ của trang web) là “vị trí” của bạn

– Trang thiết bị mà bạn sử dụng và các phương pháp phân phối sản phẩm là các công cụ sản xuất và vận chuyển

– Điều hướng của trang web cũng giống như cách bố trí của cửa hàng thực tế

– Nếu bạn có bản đồ trang web, nó sẽ giúp hướng mọi người trực tiếp đến với những gì họ đang tìm kiếm, giống như bản đồ trong cửa hàng bách hóa

– Việc đưa ra lời chứng thực, liên hệ và kinh nghiệm tại các khu vực dễ dàng truy cập trên trang web của bạn sẽ tạo dựng sự tín nhiệm và thấm nhuần sự tin tưởng cho khách hàng

Việc đưa ra thông tin liên lạc của bạn sẽ cho phép mọi người làm kinh doanh với bạn. Đưa ra chi tiết thông tin về bản thân, ngay cả khi bạn không thực sự có sự hiện diện của khách hàng tiềm năng, để tạo ra ấn tượng đầu tiên thật tốt về cá tính, năng lực và dịch vụ.

Thay vì chỉ nghĩ đến trang web của bạn như là một nơi để đưa tên của bạn lên, hãy xem trang web của bạn như là một cửa hàng trực tuyến – nơi công việc kinh doanh được thực hiện.

Bán hàng và tiếp thị trong kế hoạch kinh doanh

5. Hoạt động

Mục đích của phần này là giúp bạn phác thảo khía cạnh mang tính quản lý nhiều hơn của doanh nghiệp bạn, bao gồm cách bạn điều hành, nơi văn phòng của bạn đặt vị trí, nhân viên hoặc trợ lý của bạn nếu có, trang thiết bị, chi phí chung và các chi phí khác, các mối quan hệ pháp lý, mạng lưới các nhà cung cấp và chính sách tín dụng của bạn.

> Có thể bạn chưa đọc

7 tuyệt chiêu sử dụng Facebook để thăm dò đối thủ cạnh tranh

Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018

bảng giá website doanh nghiệp

6. Đội ngũ quản lý

Nếu bạn có một vài cố vấn hoặc người giúp bạn quản lý doanh nghiệp của mình, đây là phần mà bạn thừa nhận sự tham gia và khả năng của họ đóng góp vào thành công chung của bạn. Ngoài ra, nếu có hệ thống phân cấp các vị trí trong công ty, bạn sẽ chi tiết về hệ thống phân cấp và sự liên quan của từng mối quan hệ.

Đội ngũ quản lý

7. Phát triển

Đây là phần mà bạn có thể mơ mộng một chút. Không phải mọi thứ trong phần này đều dựa trên thực tế thuần khiết như thông tin mà bạn sẽ cung cấp trong các phần khác. Dự đoán cho tương lai và nghĩ lớn. Phát triển là một phần cần thiết của doanh nghiệp để duy trì tính cạnh tranh, vì vậy hãy nhớ dành một lượng thời gian đáng kể khi viết phần này trong kế hoạch của bạn.

8. Tóm tắt tài chính

Lúc này hãy trở lại với thực tế! Bạn sẽ cần phải cung cấp bản ghi các giao dịch tài chính, đầu tư của bạn nếu có và làm thế nào để bạn đi đến vị trí bạn đang có ở hiện tại. Với một chút linh hoạt, bạn có thể dự đoán công ty sẽ hoạt động như thế nào và đánh giá tình hình tài chính, bao gồm cách mọi thứ cân bằng vào cuối mỗi tháng, tình hình tài chính chung của doanh nghiệp và dòng tiền mặt của bạn.

Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay Công ty thiết kế web bán hàng và  báo giá thiết kế website bán hàng  để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.

(Tổng hợp từ www.entrepreneur.com)


Chia sẻ bài viết này