Để tạo một website nhà hàng đẹp và thân thiện với người dùng, bạn hãy đặt mình vào chính hoàn cảnh của khách hàng và tự mình đưa ra các câu hỏi để biết họ muốn gì. Khi nói đến việc thiết kế một website nhà hàng sao cho đẹp mắt, chúng ta sẽ đặt ra các tiêu chí kiểu như:
- Lý do mọi người thích đến nhà hàng là gì?
- Bởi nhà hàng có không gian đẹp?
- Hay nhiều món ăn ngon?
- Không gian đẹp, ảnh check-in sống ảo miễn chê?
…
Hãy liệt kê tất cả các tiêu chí như vậy, và dùng chính các tiêu chí đó làm kim chỉ nam cho việc thiết kế website nhà hàng của bạn.
Vì sao cần thiết kế website bán hàng?
Khi internet và smartphone lên ngôi việc người dùng online và tìm kiếm thông tin là một điều hiển nhiên như một ngày có 24 tiếng vậy. Nếu đang mở nhà hàng, hay kinh doanh ăn uống, việc tạo thêm một website sẽ là cơ hội để giới thiệu ẩm thực, phong cách phục vụ, dịch vụ và nội thất của nhà hàng… đến với khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất. Từ đó, bạn dễ dàng quảng bá thương hiệu của mình hơn, rồi nhận được thêm nhiều đơn hàng trực tuyến, cũng như các cuộc gọi book lịch đặt bàn…
Giao diện website nhà hàng
Chính vì vậy, việc sở hữu website nhà hàng luôn cần thiết đối với bất kỳ cá thể hay doanh nghiệp hiện đại nào, đặc biệt là nhà hàng, khách sạn.
Vấn đề ở chỗ làm sao để thiết kế một website nhà hàng đẹp, thân thiện và hiệu quả. Bởi không phải cứ có website là có hiệu quả nhé. Nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tính chất ngành nghề, sự thấu cảm của người kinh doanh đối với tập khách hàng của mình… Trong bài viết này, mình sẽ chỉ ra một vài yếu tố giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về một website nhà hàng hiệu quả, trên cả góc độ hình thức lẫn nội dung.
Khách hàng mục tiêu
Ngay từ đầu, chúng ta cần xác định khác hàng mục tiêu của nhà hàng. Nếu gần trường học, khách hàng mục tiêu của bạn chủ yếu là học sinh, sinh viên. Nếu là chung cư, tòa cao ốc, khách hàng sẽ là dân cư, dân văn phòng. Hãy chú ý tới môi trường xung quanh để xác định khách hàng mục tiêu, cũng như nhóm tuổi, nghề nghiệp và sở thích của họ.
Sau khi xác định khách hàng mục tiêu, bạn bắt đầu tạo website nhà hàng phù hợp với thị hiếu của họ. Nếu khách hàng là sinh viên, một thiết kế trẻ trung, năng động sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Đối với dân văn phòng hay dân cư của một chung cư cao cấp, hãy đi theo một phong cách thanh lịch, chuyên nghiệp và sang trọng.
Thiết kế web nhà hàng đơn giản, thân thiện
Một website nhà hàng tốt nhất nên bao gồm các trang quan trọng và bắt buộc, chẳng hạn như trang chủ (trang chính), trang thực đơn, trang giới thiệu và biểu mẫu liên hệ,…Sẽ không có một website nào được hoàn chỉnh nếu không tạo ra tất cả những trang này vì chúng là quan trọng và cần thiết. Bạn cũng có thể thêm trang đánh giá cho khách hàng truy cập có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá về nhà hàng của bạn.
Ngoài ra, website của bạn càng đơn giản, dễ hiểu càng tốt. Có một nguyên tắc thiết kế mà chúng ta gọi vắn tắt là KISS (Keep it simple, stupid – Giữ nó đơn giản thôi, đồ ngốc). Theo nguyên tắc này, sự đơn giản và thân thiện với người dùng là mục tiêu chính của bạn khi thiết kế một website quản lý. Vì sao? Vì nếu người dùng không tìm thấy những gì họ cần trên web của bạn trong 3 lần nhấp chuột, họ sẽ rời khỏi web và đi tìm một website nhà hàng khác đáp ứng tốt hơn.
Màu sắc chủ đạo
Bạn đã từng tham khảo các mẫu website nhà hàng bao giờ chưa? Bạn nghĩ sao về bảng màu phù hợp cho một website nhà hàng? Thông thường, màu nâu, trắng, đỏ và đen là những màu sắc phù hợp nhất. Tất nhiên, trên các website nhà hàng có rất nhiều màu sắc sinh động, nhưng 4 màu này sẽ là màu sắc chủ đạo với những lý do khá thú vị sau đây:
- Màu nâu tượng trưng cho độ tin cậy, sự ổn định, và tuân thủ truyền thống.
- Màu trắng tăng cảm giác tươi mát, tinh khiết và tự do.
- Màu đen của sự huyền bí và sức sáng tạo truyền cảm hứng mạnh mẽ tới người nhìn. Đây cùng là phông nền tuyệt đẹp cho những “nhiếp ảnh thực phẩm” thoải sức phô diễn tài nghệ.
- Màu đỏ thường được các nhà hàng thức ăn nhanh sử dụng vì nó là biểu tượng của niềm đam mê và những ham muốn bí mật.
Hãy nhớ rằng màu sắc luôn ảnh hưởng đến hành vi của người dùng. Sử dụng kiến thức này sẽ rất có lợi cho bạn khi thiết kế một website quản lý nhà hàng.
Form liên hệ dễ sử dụng
Một website nhà hàng hiện đại cần có form liên hệ hoặc phản hồi dễ sử dụng. Không chỉ để lại một địa chỉ email hay một số điện thoại của khách hàng, biểu mẫu liên hệ nên khuyến khích việc khách đánh giá về dịch vụ, đóng góp ý kiến… giúp nhà hàng của bạn ngày một hoàn thiện hơn.
Ngoài ra, đừng quên đính kèm bản đồ vào trang liên hệ để hiển thị vị trí của nhà hàng, người dùng sẽ dễ dàng định vị vị trí nhà hàng mà không cần hỏi quá nhiều thông tin về địa chỉ.
Hình ảnh chất lượng cao
Để “tranh giành” sự chú ý của người dùng với các website đối thủ, bạn cần tạo ra điểm khác biệt đáng chú ý trên website của mình. Hình ảnh một món ăn hấp dẫn sẽ khiến người truy cập muốn nhấp ngay vào nó để tìm hiểu thêm và liên hệ đặt bàn.
Vì vậy, bằng mọi cách phải làm cho hình ảnh món ăn gây ấn tượng ngay lập tức với người xem, một cách trực quan và sinh động, chúng sẽ khơi dậy cảm giác thèm ăn nơi khách hàng.
Đi kèm với hình ảnh bắt mắt là ngôn từ mê hoặc. Hãy học cách viết mô tả sản phẩm một cách thân thiện, tập trung vào những lợi ích, điểm nhấn của món ăn và sự khác biệt trong phong cách dịch vụ, các khuyến mãi đi kèm, hướng dẫn sử dụng… Nếu chưa hình dung rõ ràng, bạn có thể đọc lại bài Cách viết mô tả sản phẩm quyến rũ người mua hàng.
Duy trì trang “Về chúng tôi”
Website của bạn là một công cụ để cạnh tranh với các đối thủ khách và để nhà hàng của bạn được nhiều người biết đến hơn. Trang “Về chúng tôi” phải thiết kế khác biệt và làm cho bạn nổi bật hẳn so với những đối thủ khác. Hãy cho khách hàng tiềm năng biết đội ngũ của bạn thân thiện và chuyên nghiệp như thế nào. Những món ăn của bạn tuyệt vời đến mức nào, và nó được bắt nguồn như thế nào…
Cách mà mọi người đọc thông tin trên website khác với cách họ đọc sách và tạp chí. Họ chỉ đọc lướt và chọn những điểm nhấn chính cho mình. Hãy lưu ý điểm này và làm nổi bật những từ khóa quan trọng bạn cần nhấn mạnh với phông chữ đậm lên. Nó không chỉ giúp thông tin nổi bật hơn hơn, mà còn giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận diện và index hơn, chẳng hạn như Google.
Logo thương hiệu
Theo nghiên cứu khoa học, khi một người dùng truy cập website, thói quen của họ là quan sát từ trái sang phải. Mọi người thường đọc theo cách như vậy. Vì thế nơi tốt nhất trên trang để đặt logo thương hiệu là góc trên cùng bên trái.
Trên đây là những lời khuyên về thiết kế website nhà hàng cho người mới bắt đầu. Hy vọng rằng những lời khuyên này sẽ giúp bạn tìm được cách biến website nhà hàng thành một công cụ tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả nhất.
Nếu cần tìm hiểu nhiều hơn về kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng, bạn có thể tìm đọc chuỗi bài Hướng dẫn kinh doanh nhà hàng từ A- Z.