Công nghệ ngày càng phát triển, trong kinh doanh cân điện tử dần trở lên quen thuộc, thay thế cho những chiếc cân cơ truyền thống thông thường. Với ưu thế ở tính chính xác, kết quả cân hiển thị dưới dạng số nên rất dễ quan sát, dễ đọc kết quả với mọi vị trí nhìn, minh bạch, khả năng cân đa dạng, cân được nhiều vật có kích thước, hình dạng khác nhau.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại cân bàn khác nhau dưới tên nhiều thương hiệu và thiết bị khác nhau, điều này đã gây nhiều lúng túng cho khách hàng (đặc biệt là những khách hàng chưa sử dụng cân điện tử bao giờ) khi muốn lựa chọn cân bàn ưng ý đáp ứng nhu cầu công việc, điều kiện kinh tế của mình mà sản phẩm vẫn đảm bảo chất lượng có độ bền cao.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc sản xuất, kinh doanh và sửa chữa nhiều loại cân điện tử của nhiều hãng khác nhau, chúng tôi xin đưa ra vài thông tin về cách lựa chọn cân bàn điện tử như sau:
Cân bàn tốt gồm những tiêu chí gì?
1. Độ ổn định
Những yếu tố quyết định tính ổn định của cân bàn điện tử là:
+ Kết cấu khung bàn cân phải chắc chắn, thép dày dặn, bàn cân nặng. Lắp ráp phần cơ khí bàn cân phải chuẩn.
+ Bộ chỉ thị: tốt, có độ phân giải đảm bảo cho phép cài đặt hiển thị cân theo đúng tiêu chuẩn cấp chính xác cấp 3 của Đo lường Việt Nam
+ Cảm biến lực: độ nhạy của cảm biến trọng lượng cao, chuẩn
2. Độ chính xác
Độ chính xác của cân bàn điện tử phụ thuộc vào độ phân giải trong của Bộ chỉ thị và Độ nhậy của Cảm biến lực (cảm biến tải-Loadcell)
+ Bộ chỉ thị: độ phân giải trong càng cao, hiển thị kết quả cân càng chính xác.
3. Độ bền cao
Tuổi thọ của cân phụ thuộc vào chất lượng của thiết bị cân. Nếu thiết bị được sản xuất từ những nguyên liệu tốt, được kiểm tra đúng quy trình kỹ càng trước khi xuất xưởng, điều này có nghĩa thiết bị sẽ có chất lượng cao. Chất lượng của thiết bị thường được đảm bảo bằng thương hiệu của nhà sản xuất và phụ thuộc khá nhiều vào nhà cung cấp thiết bị rằng họ bán cho khách hàng có đúng hàng chính hãng hay không.
Cân điện tử thông thường có cấu tạo gồm các phần chính sau: cảm biến lực (loadcell), bo mạch điện tử và màn hình hiển thị kết quả cân.
Ngoài ra, bạn nên biết rằng, cân điện tử có nhiều dòng cân với tính năng và cấu tạo khác nhau để phù hợp với nhu cầu đa dạng của người sử dụng. Việc chọn cân, bạn có thể định hướng bao gồm các yếu tố: vật cần cân, mức cân tối đa muốn cân (khả năng cân), sai số, môi trường cân.
Ví dụ như, bạn đang cần mua 1 chiếc cân chỉ cần tính năng cân đơn giản, cân tối đa 30kg, sai số ≤1g? Vậy thì bạn nên chọn dòng cân thông dụng.
Nhưng nếu bạn cần cân trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với nước, ẩm ướt thì bạn phải chọn cân thủy sản (với thiết kế chống nước).
Hay bạn cần cân vật nặng vài trăm kg (vài tạ) thì bạn có thể chọn cân bàn điện tử.
Tính năng của mỗi dòng cân điện tử thể hiện ngay ở tên của nó, như: cân phân tích sử dụng để cân mẫu phân tích trong phòng thí nghiệm, cân đếm sử dụng để đếm số lượng (đối với các vật có khối lượng tương đồng như: ốc, đinh vít, linh kiện điện tử…).
Trên đây là một số kiến thức cơ bản nhất về cân điện tử bạn có thể nạp thêm cho mình, để có thể lựa chọn chính xác loại cân, mẫu cân mà mình cần dùng khi