Hầu hết các doanh nhân mà tôi gặp đều không muốn tiết lộ bất cứ điều gì về ý tưởng kinh doanh của mình cho các nhà đầu tư biết trước khi nhận được một thỏa thuận bảo mật thông tin (CDA). Tuy nhiên thì ngày nay, các nhà đầu tư chuyên nghiệp và các cố vấn lại thường từ chối ký thỏa thuận do nguy cơ kiện tụng và sự rắc rối trong thủ tục hành chính, vì vậy, họ sẽ sẵn sàng từ chối ý tưởng và bỏ đi. Bởi lẽ đó, với vai trò một người làm kinh doanh có những ý tưởng hay, liệu bạn có nên giữ bí mật mọi lúc hay không hay nên tiết lộ ý tưởng kinh doanh? Và làm thế nào để cả hai bên đều hài lòng kết quả win-win?
Tiết lộ ý tưởng kinh doanh có phải là con đường chết?
Trước hết, tôi thừa nhận rằng có một số rủi ro liên quan tới các yếu tố như kế hoạch, sản phẩm và cơ hội thị trường khi mà bạn quyết định tiết lộ ý tưởng với bất cứ một nhà đầu tư tiềm năng nào, ngay cả khi đã có một thỏa thuận bảo mật thông tin. Tuy nhiên, tôi cũng có thể đảm bảo với bạn rằng những người đang hoang tưởng khi muốn tránh mọi rủi ro trong kinh doanh thì sẽ mãi không được đạt được thành công thực sự như các doanh nhân thành đạt khác. Thực tế, thành công là sự cộng hưởng từ nhiều yếu tố, trong đó có cả khả năng chấp nhận rủi ro.
Do đó, với một ý tưởng kinh doanh hay, là một người thông minh, bạn cần biết là có nên nói ra hay không, nói với mức độ thế nào, trong hoàn cảnh nào và nói với ai? Trong hầu hết các trường hợp, giữ bí mật là một điều được khuyến khích bởi nó đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh, nhưng đôi khi, việc không tiết lộ lại có thể giết chết một ý tưởng kinh doanh.
Dưới đây là những cân nhắc quan trọng trên phương diện quan điểm của tôi:
1. Chia sẻ với các nhà đầu tư và các cố vấn đã quen biết hoặc đáng tin cậy
Chia sẻ với các nhà đầu tư đã quen biết hoặc đáng tin cậy
Nếu bạn đang tiếp cận với một nhóm đầu tư mạo hiểm, hoặc một nhà đầu tư “thiên thần” (Angel investor) được công nhận thì việc ký kết một thỏa thuận bảo mật thông tin là không cần thiết, thậm chí là phản tác dụng. Bởi lẽ họ hoạt động rất nguyên tắc, sẽ không bao giờ chia sẻ thông tin doanh nghiệp và cũng không ăn cắp ý tưởng của bạn.
Zozo – Công ty thiết kế web bán hàng hỗ trợ đặt tên miền. Truy cập ngay để tham khảo báo giá website
2. Đừng quá lo lắng với những đề xuất hoặc các yêu cầu cung cấp thông tin
Đừng quá lo lắng với các yêu cầu cung cấp thông tin ý tưởng
Nếu bạn nhận được một email yêu cầu cung cấp các thông tin chi tiết về kế hoạch kinh doanh từ một người bạn không quen biết thì bạn đáp ứng với một CDA. Và sẽ tốt hơn nữa nếu như bạn thực hiện kiểm tra chéo người đề xuất một cách cẩn thận hơn với những nguồn xác thực, chính thống và đáng tin cậy. Cách thức hành động này cũng áp dụng được với cả những người cố tình tiếp cận bạn tại các sự kiện, hội nghị, hội thảo trong ngành. Hãy nhớ một điều rằng: Xây dựng niềm tin là điều cần phải làm đầu tiên trong mọi mối quan hệ.
3. Thảo luận với các đối tác chiến lược tiềm năng
Thảo luận với các đối tác chiến lược tiềm năng
Thông thường, các đối tác tiềm năng tốt nhất là đã những doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp bổ sung, bởi họ không kinh doanh cùng mặt hàng hay là những mặt hàng thay thế, không có nhu cầu cạnh tranh với doanh nghiệp của bạn. Nếu tin tưởng chia sẻ với các đối tác cạnh tranh, sẽ rất dễ dàng để họ sao chép hoặc ăn cắp ý tưởng kinh doanh của bạn, do đó, trong trường hợp này, việc yêu cầu một thỏa thuận không tiết lộ là cần thiết để bảo vệ lợi ích cho cả hai bên. Bạn có thể trả phí để trao đổi với các đối thủ cạnh tranh về những vấn đề trong kinh doanh chứ không phải về hoạt động kinh doanh của chính bạn.
4. Có nên tiết lộ thông tin liên quan đến bằng sáng chế?
Tiết lộ các thông tin liên quan đến bằng sáng chế?
Các chủ doanh nghiệp không nên tiết lộ ý tưởng kinh doanh và chi tiết liên quan đến ý tưởng mà có thể dùng để đằng ký bằng sáng chế, ngay cả khi nhận được một bản CDA tại chỗ. Bởi lẽ thực tế, các nhà đầu tư tiềm năng không cần những dữ liệu này, trừ khi họ có ý đồ tiêu cực.
5. Có nên chia sẻ bí mật thương mại?
Có nên chia sẻ bí mật thương mại
Bí mật thương mại, dù là một công thức, quy trình hay chỉ là một công thức nấu ăn cũng nên được coi trọng, chỉ cần được công bố trên cơ sở nhu cầu công việc của bất cứ ai trong doanh nghiệp, thậm chí là người lao động thì cũng phải luôn đi kèm với một bản CDA.
Xem Thêm
8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới
10 mẫu giày thể thao khó lòng có thể phân biệt thật giả
báo giá thiết kế website bán hàng
6. Chọn một khoảng thời gian thỏa thuận hợp lý
Trong thế giới ngày nay, khi mà sự đổi mới công nghệ diễn ra một cách nhanh chóng thì bất kỳ cá nhân hoặc công ty nào đều nên do dự trước quyết định ký hay không một thỏa thuận mà có thể hạn chế các hoạt động của mình trong vòng 10 năm hoặc nhiều hơn thế nữa. Trong hầu hết các trường hợp, thời hạn 2-5 năm là hợp lý để ký thỏa thuận. Bởi nếu có yêu cầu, tất cả các thỏa thuận có thể được gia hạn thêm trước khi chúng hết hạn nên bạn không phải lo lắng gì nhiều đến điều đó.
Chọn khoảng thời gian thỏa thuận hợp lý
Mặt khác, các nội dung điều khoản trong bản CDA nên đơn giản, dễ hiểu và hạn chế tối đa những ngôn ngữ đặc biệt. Tốt nhất là nên áp dụng các mẫu thỏa thuận có sẵn từ các nguồn đáng tin cậy.
Trong thực tế, nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh độc đáo, bạn cần những nhà đầu tư thông minh để lan truyền nó tới các nhà đầu tư tốt khác. Hãy nhớ rằng ngay cả khi không có một bản CDA, bạn vẫn có thể giải thích về cách mà ý tưởng kinh doanh của mình hoạt động trong điều kiện tiếp thị, mà không cần tiết lộ cái cách nó được thực hiện.
(Tổng hợp từ www.entrepreneur.com)