Thích là làm: Cách khởi nghiệp khờ dại của người Việt

Đua nhau sản xuất cùng một loại sản phẩm, không phân tích thị trường, không giải quyết bài toán đầu ra, đó là những kiểu khởi nghiệp khờ dại mà người Việt đang mắc phải hiện nay.

Kinh doanh tự phát không có tính toán

Còn nhớ vào tháng Một vừa qua không ít người đã phải chua xót chứng kiến cảnh nông dân đổ sữa ra đường vì không được doanh nghiệp ký hợp đồng thu mua. Đó chính là hệ quả của cả  một lối tư duy làm ăn thiếu sự khôn ngoan và tính toán. Lúc đầu, số bò sữa còn ít và được doanh nghiệp thu mua với giá cao, thấy lời trước mắt không ít nông dân đã đổ xô vào vay vốn mua bò giống mặc dù chưa được bên thu mua có ký hợp đồng đảm bảo. Khi cung quá lớn dĩ nhiên cầu sẽ không thể đáp ứng kịp thời, vậy là chuyện dân đổ sữa ra đường vì không được thu mua đã thành câu chuyện gây xôn xao dư luận.

Thích là làm: Cách khởi nghiệp khờ dại của người Việt

Những người không hiểu thì trách rằng doanh nghiệp làm ăn không uy tín, nhưng nếu nhìn nhận vào thực tế thì chính bản thân chúng ta là người mắc lỗi. Nếu không quá tham vọng, tự tăng thêm sản lượng bằng cách nuôi tự phát hay tuồn thêm nguồn sữa ngoài vào thì có lẽ đã không có câu chuyện đau lòng này.

Đó chỉ là một trong vô vàn kiểu khởi nghiệp dại khờ của người Việt ta hiện nay đang mắc phải. Mới đây khi cơn sốt của hạt mắc ca lên cao trào với giá đến cả nửa triệu một cân hạt, không ít các nhà khởi nghiệp lại hô hào, ấp ủ ý định trồng cây mắc ca để thu lời. Mặc dù hiện tại giá của sản phẩm này là rất cao, nhưng cần lưu ý rằng trồng mắc ca phải ít nhất sau 8 năm mới có thu hoạch. Vậy nếu là nông dân đi vay vốn về phát triển, rồi khi được thu thì liệu giá có còn cao như bây giờ không? Nếu không có sự tính toán phù hợp thì kết quả của câu chuyện này có khi còn đắng chát hơn nhiều so với câu chuyện đổ sữa ra đường.

Có thể bạn quan tâm:

Đôi điều bạn học được từ sự thành công của Victoria Beckham

9 điều thú vị có thể bạn chưa biết về tỷ phú Bill Gates

8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới

Khởi nghiệp bắt chước nhau và thiếu sự sáng tạo

Một nhà làm kẹo bán, nhà bên cạnh thấy hàng xóm nhà mình làm ăn phất lên vậy là cũng học theo sản xuất kẹo, các nhà khác thấy thế cũng bắt chước theo và rồi cả làng cùng sản xuất chung một sản phẩm. Thế nhưng mẫu mã sản phẩm này lại chẳng có gì khác biệt, chất lượng đồng đều, giá bán cũng ngang tầm. Nếu làm phép so sánh chúng ta sẽ thấy tư duy khởi nghiệp của người Thụy Sỹ hoàn toàn khác biệt. Nếu một nhà đã sản xuất kẹo, thì các nhà bên sẽ nghĩ cách để sản xuất bao bì, dụng cụ làm bánh kẹo, hay dịch vụ vận chuyển… và đương nhiên họ tập hợp thành một bộ máy khép kín hoạt động khá ăn ý, nhịp nhàng, với phương châm cùng hợp tác phát triển.

Phong cách kinh doanh bắt chước “kiểu” Việt Nam hiện nay không hề hiếm gặp. Từ những món ăn na ná nhau về tên gọi và cách bài trí, các chiêu khuyến mại thu hút khách hàng kiểu “ăn theo” như ăn hết tô phở được tặng một triệu, ăn hết cái bánh 2 kg được miễn phí… cho đến các sản phẩm thời trang không nhãn mác y hệt nhau bày bán la liệt trên các sạp hay các gian hàng online…

Việc bắt chước như vậy chỉ khiến cho việc kinh doanh của mình bị kìm hãm, kinh tế khó phát triển, anh em, hàng xóm tốt của nhau có thể cũng quay ra đấu đá tranh giành, và thậm chí từ mặt nhau. Mới đây nhất là vụ Hiệp hội taxi Việt Nam đã khởi đơn kiện Taxi Uber với lý do doanh nghiệp này đang kinh doanh trái luật. Hệ lụy này cũng chính là do họ đang xâm lấn “miếng ăn” của nhau và một khi lợi ích không thể thỏa hiệp được thì chuyện lôi nhau ra tòa cũng là điều dễ thấy.

Nếu đã bắt chước của người khác thì cần phải có sự sáng tạo của mình trong đó. Về cơ bản các nhà khởi nghiệp Việt Nam rất lo sợ người khác đánh cắp ý tưởng của mình, nhưng thực chất mọi người đang sai lầm khi hiểu sai giá trị của việc sao chép. Nếu người sao chép biết cách làm mới ý tưởng và thực hiện nó tốt hơn bản gốc thì đó vẫn được coi là một sáng tạo tuyệt vời. Bởi vậy, khi hầu như các doanh nghiệp taxi truyền thống đang không ngớt chỉ trích Uber vì cho rằng nó không tốt và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, thì một bộ phận không nhỏ lại đứng ra bênh vực vì cho rằng mọi thứ Uber đang làm là hoàn toàn đúng và mang lại giá trị cho người dùng. Nếu không có sự sáng tạo liệu Uber có được nhiều người ủng hộ như vậy?

Tuy nhiên, khi kinh doanh cùng một ngành, một nghề tốt hơn hết là cần “nhìn nhau” mà phát triển, đừng tuyệt đường sinh sống của kẻ khác bằng những chiêu cạnh tranh thiếu lành mạnh, kiểu như ông sản xuất muốn tham vọng ôm cả khâu phân phối và bán lẻ, hay ông phân phối lại có âm mưu muốn tự mình làm luôn cả khâu sản xuất. Thực sự ngày nay, nếu muốn tồn tại được không có cách nào khác là các doanh nghiệp cần phải hội nhập, hợp tác phát triển đôi bên cùng có lợi. Có như vậy, kinh tế mới phát triển, và hội nhập chung được vào nền kinh tế toàn cầu.

>> Tham khảo ngay :

Zozo – Công ty thiết kế web tốt  hỗ trợ đặt tên miền. Truy cập ngay để tham khảo bảng giá website doanh nghiệp

Và trải nghiệm 15 ngày dùng thử với dịch vụ website tuyệt vời.

.


Chia sẻ bài viết này