Chắc chắn rằng trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn nâng cao trải nghiệm để giữ chân khách hàng của mình. Tuy nhiên thì việc cung cấp một trải nghiệm khách hàng mang tầm cỡ thế giới không phải là điều dễ dàng. Để làm được điều đó, bạn cần phải đối mặt và vượt qua nhiều thách thức, bao gồm cả những thách thức đã được nêu ra trong phần 1 và những thách thức được nói đến trong nội dung bài viết hôm nay. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp sau đây nhé.
4. Hệ thống hoá quá trình phản hồi của khách hàng
Thông tin phản hồi là một yếu tố cần thiết mà bạn cần để đánh giá và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Nếu không biết được khách hàng của mình đang cảm thấy như thế nào, có hài lòng hay không và mong muốn điều gì thì bạn sẽ rất khó có thể hoàn thiện mình để nâng cao những trải nghiệm mua sắm của họ.
Hình 1: Hệ thống hoá quá trình phản hồi của khách hàng
Không có một hệ thống thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng chính là thách thức đối với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay. Do đó, ngay bây giờ, bằng bất cứ giá nào, hãy tiến hành hệ thống hóa quá trình phản hồi của khách hàng nhé. Bạn có thể sắp đặt một hệ thống phản hồi lặp lại sau 3 tháng để có thể đánh giá hiệu quả của hệ thống. Bằng cách này, bạn sẽ tạo ra cho mình nhiều cơ hội hơn để thấu hiểu khách hàng, từ đó có thể hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn tốt hơn trong quá trình mua sắm và gia tăng sự hài lòng của họ.
Dưới đây là một số vòng thông tin phản hồi của khách hàng phổ biến để xem xét:
– Bảng khảo sát sự hài lòng của khách hàng
– Đánh giá kinh doanh hàng quý
– Bảnh khảo sát, điều tra sau tương tác
– Hòm đánh giá, bình luân trên trang web, điện thoại di động và trong cửa hàng
5. Thấu hiểu sự mong đợi của khách hàng và biết cách làm thế nào để thỏa mãn chúng
Sự mong đợi, kỳ vọng của khách hàng phải nói là thay đổi liên tục, đó là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong việc thấu hiểu khách hàng và tìm cách thỏa mãn họ, đặc biệt là làm thế nào để đáp ứng vượt quá sự mong đợi đó.
Hình 2: Thấu hiểu sự mong đợi của khách hàng
Lắng nghe khách hàng là một giải pháp tuyệt vời. Hãy đặt ra cho họ một vài câu hỏi rồi tiến hành phân tích dữ liệu thu thập được để xem xu hướng thay đổi trong hành vi của khách hàng. Ví dụ, nếu bạn nhận thấy có nhiều khách hàng truy cập thường xuyên vào website của bạn thông qua điện thoại di động thì hãy hỏi họ tại sao và có thể tiến hành hoàn thiện ứng dụng di động để nâng cao trải nghiệm của họ. Mặt khác, bạn cũng có thể quan sát và tìm hiểu xem các đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì và được gì từ những hành động đó. Nếu thấy hiệu ứng tốt, bạn hoàn toàn có thể học hỏi và áp dụng vào doanh nghiệp của mình.
Tuy nhiên, để có thể đáp ứng vượt quá sự mong đợi của khách hàng, bạn không thể nào chỉ luôn đi học hỏi người khác mà cần phải đón đầu xu hướng và hành động trước đối thủ cạnh tranh một bước. Điều đó phụ thuộc vào khả năng của bạn.
Xem thêm:
7 thói quen thường ngày của một người bán hàng thành công
5 sai lầm cần tránh để trở thành một doanh nhân thành đạt
báo giá thiết kế website bán hàng
6. Học hỏi các chuyên gia trải nghiệm khách hàng có tay nghề cao để hình thành một chiến lược
Hình 3: Học hỏi các chuyên gia trải nghiệm khách hàng
Khi càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng thì nhu cầu cần đến sự tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực này cũng tăng cao. Nếu như không có đủ khả năng để đưa ra các chiến lược tiến hành, bạn nên nhờ đến họ để đảm bảo hiệu quả thực hiện và đóng góp vào sự tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp.
Là một chủ doanh nghiệp, với tầm nhìn và khả năng điều phối của mình, chắc hẳn rằng bạn sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc làm thế nào để nâng cao trải nghiệm khách hàng trong quá trình tiếp xúc với doanh nghiệp. Hãy hành động ngay bây giờ, vượt qua mọi thách thức để hướng đến thành công bạn nhé!
(Tổng hợp từ blog.clientheartbeat.com)