Trong quá trình phát triển kinh doanh, bán hàng là một trong những khâu quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, hay đơn giản là một cửa hàng kinh doanh. Bạn có được sản phẩm tốt, được khách hàng ưu thích nhưng chưa chắc doanh số bán ra của bạn sẽ là con số đúng như bạn dự đoán. Đôi khi là rất thấp. Điều đó phản ánh sự quan trọng của quy trình bán hàng. Nếu bạn xây dựng được quy trình bán hàng một cách hệ thống bạn sẽ có được kết quả như bạn mong đợi.
1. Chuẩn bị trước khi xây dựng quy trình bán hàng
Trước khi xây dựng bất cứ hoạt động nào bạn cũng cần có khâu chuẩn bị. Với những thông tin chi tiết được tìm hiểu sẽ cho bạn 1 quy trình bán hàng tốt hơn, ít rủi ro cũng như sai lầm khi thực hiện. Bạn cần chuẩn bị những thông tin gì:
– Thông tin về đối tượng khách hàng: Sở thích, nhu cầu, đặc điểm và cá tính chung. Có thể lấy ví dụ như đối tượng của bạn là những bà nội trợ: họ sẽ kỹ tính hơn các cô gái chưa chồng, nhu cầu của họ rộng hơn là nhu cầu cá nhân..
– Hiểu rõ về sản phẩm bạn sẽ bán
– Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh
– Nhân viên bán hàng: Hãy đảm bảo rằng họ có đủ năng lực, kiến thức cần thiết hoặc đã được đào tạo trước khi tiến hành thực hiện quy trình bán hàng.
==> Quy trình kinh doanh online thành công
2. Xây dựng quy trình bán hàng
Khi đã chuẩn bị kỹ những nội dung cần thiết, bạn sẽ dựa vào đó để xây dựng quy trình bán hàng hiệu quả dành riêng cho sản phẩm và đối tượng khách hàng bạn đang nhắm đến:
Bước 1: Giả định các tình huống xảy ra trong quy trình bán hàng
Đầu tiên trước khi tiếp xúc với khách hàng bạn nên xây dựng những tình huống có khả năng xảy ra nhất khi tiếp xúc với khách hàng. Xét về cơ bản sẽ khách hàng sẽ có những phản ứng sau: Hài lòng, không hài lòng và khó chịu. Với từng phản ứng đó bạn sẽ vạch ra những hướng giải quyết bằng lời nói để sao cho thuyết phục họ nhất.
Giả định những tình huống có thể xảy ra trong quy trình bán hàng sẽ cho cái nhìn tổng quá trong quá trình tiếp xúc khách hàng, và nhân viên bán hàng sẽ không cảm thấy phân tâm hay bỡ ngỡ với từng phản ứng của khách.
Trong quy trình bán hàng thực tế khách hàng sẽ có nhiều phản ứng khác nhau, vì vậy hãy ghi chép lại và không ngừng làm mới, cũng như bổ sung thêm phần giả định này.
Bước 2: Tiếp cận khách hàng
Sau khi có được những thông tin cần thiết từ nghiên cứu khách hàng, nhân viên bán hàng sẽ gọi điện và chốt lịch hẹn với khách hàng.
Quá trình tiếp xúc khách hàng phải gây ấn tượng tốt với họ. Đầu tiên là các ăn mặc, sau đó là sự chào hỏi và đừng quên những câu chuyện ngoài lề như lời tâm sự sẽ khiến quá trình bán hàng trở nên dễ dàng hơn.
Có một lưu ý cho bạn, đừng nên đặt quá sát mục tiêu vào việc bán hàng, điều đó rất quan trọng nhưng nó sẽ khiến cuộc nói chuyện và thuyết phục trở nên nhàm chán. Thuyết phục trong quy trình bán hàng là cả một nghệ thuật, bạn không có được khách hàng cũng không sao, tuy nhiên ấn tượng bạn để lại có thể là nguyên nhân khiến họ trở lại trong tương lai.
Vì vậy sẽ xảy ra 2 tình huống, hoặc bạn sẽ thuyết phục được khách hàng, hoặc không. Nếu nhân viên bán hàng có thể thuyết phục họ, đó là điều tuyệt vời, nếu không đó cũng không phải 1 sự thất bại.
Bước 3: Khắc phục những thất bại
Với những khách hàng không trở thành khách hàng tiềm năng của bạn ngay lần tiếp xúc đầu, đừng bỏ cuộc. Với những thông tin về họ mà nhân viên bán hàng đã có, hãy liên lạc lại với họ, đây là điều cần thiết trong quy trình bán hàng.
Hãy luôn giữ thái độ vui vẻ cho dù bạn bị khước từ trước sự khó chịu của họ.
Bước 4: Chăm sóc khách hàng cần có trong quy trình bán hàng
Bước quy trình bán hàng cuối cùng này là cần thiết khi nhân viên bán hàng đảm bảo chắc chắn khách hàng sẽ hài lòng và tiếp tục quan hệ làm ăn, ngay sau khi kết thúc thương vụ nhân viên bán hàng cần hoàn tất mọi chi tiết cần thiết về thời gian giao hàng, điều kiện mua hàng, họ cần có kế hoạch giữ khách để đảm bảo chắc chắn không bỏ quên hay để mất khách hàng, không những vậy cần chăm sóc khách hàng sau khi đã nhận hàng và sử dụng dịch vụ bằng cách thăm hỏi qua điện thoại, lấy ý kiến về sản phẩm dịch vụ, tặng quà ngày lễ, những hành động tuy nhỏ nhưng từ những hành động đó sẽ làm cho khách hàng tin tưởng bạn, công ty bạn và nếu có sự cố gì trong đơn hàng, khách hàng sử dụng sản phẩm thì dễ dàng xử lý tốt.Vì 80% doanh thu có được nhờ vào 20% khách hàng trung thành.
Có thể bạn cần biết:
7 bước cơ bản trong quy trình bán hàng
Quy trình mở shop thời trang trẻ em
Các bước để mở một cửa hàng bán lẻ