Rolex- thương hiệu 109 tuổi và cuộc chơi thời đại số

Sau nhiều lần nghiên cứu và bàn bạc, vào cuối năm ngoái các nhà hoạch định của Rolex đã quyết định đến lúc cần phải cải tổ. Không giống như những lần cải tổ khác, lần thay đổi này không liên quan đến việc mở rộng quy mô hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp hay cắt giảm việc sản xuất.

Thay vào đó, các nhà quản trị của Rolex quyết định đây là lúc doanh nghiệp cần chính thức tung ra trang fanpage Facebook của thương hiệu. Đây được xem như một bước nhảy vọt phi thường của một thương hiệu mà trong nhiều thập kỷ vừa qua đã kiểm soát nghiêm ngặt danh tiếng của họ. Thực tế, Rolex đã phải chịu sức ép thị trường và sự cạnh tranh trong cuộc chiến truyền thông từ các đối thủ và tiến hành điều chính hướng phát triển cho các sản phẩm đồng hồ và chiến lược marketing phù hợp hơn.

 

Rolex một trong những thương hiệu thờitrang xa xỉ

Các đối tác quảng cáo cũng nhận thấy phương châm làm việc tập trung vào chất lượng chứ không phải số lượng từ việc hợp tác cùng Rolex. Nhãn hiệu mang tính di sản và tỉ mẩn này không tham gia cuộc chơi truyền thông một cách ngẫu hứng, và việc đến cuối năm ngoái họ mới tham gia thị trường truyền thông mạng xã hội cũng không phải là sai lầm hay sự phản ưng chậm chạp. Thay vào đó, các đối tác tin rằng, Rolex là một tay chơi lão luyện và đầy tính toán. Việc chậm chân tham gia vào truyền thông xã hội, thực chất không gây ảnh hưởng nhiều lắm đến lòng trung thành của khách hàng. Thương hiệu muốn hiểu rõ tất cả những gì có thể phát sinh trong quá trình marketing trong môi trường mạng xã hội và cách vận dụng các dữ liệu phù hợp với thị trường trước khi tham gia vào cuộc chơi.

Trong suốt thế kỷ trước, sự chính xác đã trở thành tôn chỉ của Rolex không chỉ cho các sản phẩm đồng hồ mà còn được áp dụng trong các chiến dịch marketing cho sản phẩm. Đó cũng chính là các mà thương hiệu này có thể chiễm lĩnh phần lớn thị trường và đứng vững trước sự cám dỗ để giảm giá bán trong thời đại truyền thông xã hội.

1. Quảng cáo thành công với những phương pháp truyền thống

Từ năm 1905, những thông điệp quảng cáo của Rolex đã truyền thông đến người đọc hình ảnh những chiếc đồng hồ được chế tác thủ công, tinh xảo và chính xác.

Vào năm 1927, Mercedes Gleitze trở thành người phụ nữ Anh Quốc đầu tiên bơi qua kênh đào Anh. Khi đó, cô đã đeo một chiếc Rolex Oyster, chiếc đồng hồ chống nước đầu tiên được phát minh trong suốt quá trình bơi của mình và chiêc đồng hồ vẫn chạy rất chính xác.

Quảng cáo trên Daily Mail về Mercedes Gleitze và Rolex Oyster

Sau sự kiện lịch sử của Mercedes Gleitze, Rolex đã xuất hiện trên trang nhất của England’s Daily Mail để quảng bá cho sự kiện cùng những tính năng vượt trội của dòng đồng hồ mới. Rolex đã trình làng khái niệm kiểm chứng của người dùng khi bài báo đưa ra miêu tả chất lượng (chống nước) của Rolex Oyster trong khi người sử dụng là Mercedes Gleitze đã chứng minh những thông tin mà Rolex đưa ra về chiếc đồng hồ là hoàn toàn đúng sự thật. Bài báo đã đưa tin “ Hơn 10 tiếng đồng hồ liên tục thử thách dưới những điều kiện khó khăn nhất không gây ảnh hưởng đến khả năng chạy chuẩn xác của đồng hồ.” Và “ Cuối cùng thì khả năng chạy đúng giờ dưới các điều kiện cũng đã trở thành hiện thực” như những dòng quảng cáo hiệu quả và chân thực.

Trong thập kỷ tiếp theo, một chiếc đồng hồ khác của Rolex cũng được lưu danh lịch sử. Vào năm 1935, tay đua người Anh, Malcolm Campbell đã phá kỷ lục thế giới tại Bonneville Salt Flats, Utah. Malcolm Campbell rất hâm mộ Rolex và trong cuộc đua, Malcolm đã đeo một chiếc Oyster, hẹn giờ cuộc đua và giành chiến thắng đúng thời gian đã định. Trong chiến dịch quảng cáo sau đó của Rolex để tôn vinh chiến thắng của Campbell, tay đua xuất hiện cùng với chiếc xe Bluebird nổi tiếng. Bên dưới là hình ảnh của bức thư mà Campbell gửi đến Rolex cùng nhận xét về chiếc đồng hồ của doanh nghiệp “ Tôi đã và đang sử dụng chiếc Rolex yêu thích của mình, và nó vẫn chạy chính xác thời gian dù phải trải qu những điều kiện khá khắc nghiệt”.

 

Rolex xuất hiện trong chuyến chinh phục Everest

Trong nhiều thập kỷ tiếp theo, nhiều chiếc đồng hồ Rolex đã được đồng hành cùng những nhà leo núi thám hiểm, thợ lặn và những nhà tiên phong lái máy bay xuyên lục địa. Vào năm 1953, khi Sir Edmund Hillary và Tenzing Norgay trở thành những nhà leo núi đầu tiên chinh phục đỉnh Everest, Rolex đã tôn vinh họ bằng một dòng đồng hồ Oyster Perpetual Explorer.

Bên cạnh đó, nhà thám hiểm đại dương Jacques Piccard và Don Walsh đã sử dụng Oyster khi thám hiểm rãnh Mariana, Rolex đã cho ra đời 3 dòng đồng hồ là Submariner, Deep Sea Special  và Sea-Dweller.

2. Rolex và nghệ thuật thứ bảy: một chứng nhân lịch sử

Trong những quảng cáo trên TV gần đây, Rolex đã củng cố quan điểm rằng những chiếc đồng hồ của họ là những vật biểu trưng, chứng nhân lịch sử, và là trung tâm trong những câu chuyện thương hiệu. Mặc dù những dấu ấn quá khứ vẫn thấm đẫm trong những chiến dịch marketing hiện nay của Rolex, thương hiệu cho rằng việc tận dụng quá khứ không phải là nỗ lực để kinh doanh nỗi nhớ, thay vào đó họ muốn tạo mối liên kết với lịch sử và chất lượng. Trong cuộc trao đổi với Mashable, đại diện thương hiệu nhận định rằng “ Những thương hiệu với bề dày lịch sử luôn luôn đi trên dây giữa tương lai và quá khứ. Và lịch sử thực sự không phải là nói về nỗi nhớ.” Thay vào đó, Rolex định vị những chiếc đồng hồ như những phụ kiện của lịch sử. Một trong những chiến dịch quảng cáo nhận được nhiều sự quan tâm nhất của doanh nghiệp là chuỗi quảng cáo với dòng ghi chú “ Không chỉ kể về thời gian, mà còn là về lịch sử”.

Roger Federer xuất hiện trong chiến dịch quảng cáo của Rolex

Nhà sản xuất đồng hồ cộng tác với rất ít gương mặt đại diện nhưng để xuất hiện trong các video quảng cáo của Rolex thì đều là những gương mặt vận động viên hàng đầu thế giới như tay vợt Roger Federer – gương mặt đại diện cho Rolex từ năm 2006, tay golf huyền thoại Tiger Woods và Jack Nicklaus.

Mặc dù  Rolex đã trở thành nhà tài trợ chính thức cho nhiều sự kiện thể thảo như giải tennis Australian Mở rộng, hay giải golf Open Championship, thương hiệu cũng phát triển quảng cáo với nhiều gương mặt đại diện khác như những chính trị gia, nghệ sĩ và các ngôi sao điện ảnh.

Có thể bạn muốn biết:

Đôi điều bạn học được từ sự thành công của Victoria Beckham

9 điều thú vị có thể bạn chưa biết về tỷ phú Bill Gates

8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới

3. Rolex và truyền thông xã hội

Khi Rolex đưa ra quyết định trọng đại để nhảy vào việc truyền thông mạng xã hội, thương hiệu không vội vã đầu tư nhân lực và chiến lược. Thay vào đó, Rolex tiến công chậm rãi, mở đầu là ra mắt kênh Youtube riêng vào năm 2012. Khi ra mắt kênh thông tin này, Rolex đã rất khôn ngoan khi không thể hiện quảng cáo như những cách thông thường, có thể khiến khách hàng “dị ứng”. Rolex đã sử dụng những nền tảng thông tin tài liệu về những chủ đề từng tạo tiếng vang trong quá khứ cùng những người kiểm chứng đáng tin như sự kiện chinh phục Himalaya hay khám phá đại dương và khảo sát băng tan ở hai cực. Đại diện thương hiệu chia sẻ “ Kênh thông tin trên các phương tiện truyền thông xã hội cho phép khách hàng hiểu sâu hơn về thương hiệu, tính đa dạng và giá trị của chúng.”

Rolex Oyster

Các đối tác quảng cáo cũng tiết lộ về việc phát triển kênh Youtube và Facebook của Rolex thực chất là những chiến lược đã được tinh toán cẩn trọng. Thay vì đưa ra nội dung đại trà, doanh nghiệp  chọn lọc và truyền tải câu chuyện thương hiệu hay nhất mà họ có.

Rolex cũng rất tự hào về bản thân thương hiệu từ việc lắng nghe phản hồi xã hội, theo dõi, phân tích và sử dụng các dữ liệu về những gì mọi người thảo luận, cách họ thể hiện để định hình và am hiểu điều khách hàng muốn nhìn thấy từ thương hiệu trên các kênh truyền thông xã hội.

Xem thêm:

  • thiet ke web ban hang
  • báo giá thiết kế website

Trong tháng Bảy vừa qua, sau khi nghiên cứu bình luận trên Facebook, Rolex nhận thấy rằng người dùng muốn hiểu thêm về những tính năng đặc biệt của các dòng đồng hồ. Đặc biệt các số La Mã được sử dụng trên đồng hồ Rolex là một yếu tố gây tò mò với khách hàng. Từ đó, Rolex cho ra mắt chuối thông tin “Did You Know” để lý giải thích cho việc sử dụng III, “Clockmaker’s Four,” thay vì IV.

Bài đăng nhanh chóng thành hit. Vượt ra khỏi nội dung trên trang Facebook của Rolex, những giải thích cho Clockmaker’s Four  đã đạt 119,000 like. Với Rolex, sự thành công này là thành quả của việc lắng nghe phản hồi mạng xã hội để kiến tạo sức hút cho thương hiệu.

Mặc dù, Rolex mới tham gia Facebook khoảng 1 năm, thương hiệu này gần như tạo nên một làn sóng hâm mộ với tỷ lệ tương tác cao nhất. Đối tác quảng cáo tiết lộ về việc thương hiệu tin rằng việc lắng nghe các bình luận, xu hướng trên các kênh mạng xã hội bao gồm cả trên Pinterest là một chiến lược đúng đắn. Mục tiêu của Rolex không chỉ lắng nghe và nhận diện nhu cầu của khách hàng trong ngày mai mà còn cả mười năm sau nữa.

(Theo: http://mashable.com/)


Chia sẻ bài viết này