Kinh doanh chưa bao giờ là dễ dàng, con đường ấy không chỉ khó đi bởi chông gai thử thách mà còn ẩn chứa rất nhiều bẫy rập, hố sâu từ những đối thủ đang cùng chạy đua với bạn. Xác định bước chân trên con đường ấy thì bạn phải chuẩn bị thật kỹ cả về tâm lý, kỹ năng, tài chính,… để rút ngắn thời gian đến với thành công và làm nên điều vĩ đại. Hãy để chúng tôi đồng hành bên bạn với những gợi ý để tránh 10 sai lầm khiến bạn khởi nghiệp kinh doanh thất bại trong bài viết dưới đây.
1. Thị trường ngách ít tiềm năng
Bước chân vào kinh doanh dù bạn là ai thì cũng chỉ giống như đứa trẻ vừa tiến đến một thế giới mới mà thôi, ở đó đã có sẵn những ông lớn với sức ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ tới thị trường, chỉ cần họ tác động một chút bạn cũng có thể sụp đổ hoàn toàn. Lúc này lời khuyên mà bạn nhận được nhiều nhất là hãy biết tránh các ông lớn đó, tìm một thị trường ngách mà đi, củng cố vị thế của mình trước khi bước ra đầu sóng ngọn gió. Nếu bạn nghe theo, thì đã có lựa chọn hoàn toàn đúng đắn. Thế nhưng kinh doanh chẳng đơn giản như vậy, thị trường ngách cũng có nhiều dạng khác nhau, chỉ cần lựa chọn sai lầm thì bạn đã thất bại ngay từ bước đầu tiên rồi.
Lẽ dĩ nhiên thị trường ngách có tập khách hàng hẹp hơn, nhu cầu ít hơn, đòi hỏi sự khác biệt hoá lớn từ sản phẩm, dịch vụ, nhưng dù kém hơn thị trường lớn thế nào cũng phải có đủ tiềm năng để bạn phát triển. Chọn một thị trường ngách mà lượng cầu quá ít, khả năng mở rộng quá thấp chỉ khiến bạn lâm vào bế tắc mà thôi. Né tránh cạnh tranh vào giai đoạn khởi nghiệp kinh doanh là đúng, nhưng đừng chọn ngõ cụt mà đi.
2. Cố chấp
Kinh doanh có quá nhiều sóng gió bởi tính chất biến động từng thời từng khắc của nó, vì vậy đòi hỏi người khởi nghiệp phải thật sự kiên trì bước tiếp dù xảy ra chuyện gì. Thế nhưng kiên trì khác với cố chấp, cố chấp là mù quáng, là bướng bỉnh một cách ngu ngốc. Rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai phẩm chất này, và đó là lúc họ đi gần hơn tới thất bại.
Cố chấp là không lắng nghe ý kiến của người khác, chỉ lăm lăm theo quyết định của mình. Cố chấp là vì tầm nhìn hạn hẹp, cái tôi quá cao, nhiệt huyết không đặt đúng chỗ. Là người mới bạn nên tiếp thu ý kiến của người đi trước, tổng hợp lại, tham khảo rồi rút ra kinh nghiệm cho mình. Trong kinh doanh thì học hỏi là điều không thể thiếu, bằng cách đó bạn sẽ hạn chế tối đa những sai lầm.
3. Khởi đầu chậm chạp
Chuẩn bị là bước rất cần thiết trong bất kỳ cuộc hành trình nào, đặc biệt là con đường kinh doanh đầy chông gai thì càng cần hành trang kỹ lưỡng. Thế nhưng chuẩn bị chỉ nằm trong một khoảng thời gian giới hạn mà thôi, không có nghĩa là bạn nên lưỡng lực quá lâu. Kinh doanh cần gặp thời, tính nhạy bén với xu hướng là không thể thiếu, mà chần chừ có thể khiến bạn lỡ mất cơ hội ngàn năm khó gặp.
Có người nói thế này, buôn bán không liều không ăn lớn được, điều đó đúng, nhưng liều phải có cơ sở, đa phần người dám liều đều đã chuẩn bị kĩ về tinh thần, tài chính trước rồi, họ chỉ đợi thời cơ mà thôi. Nếu chưa có kinh nghiệm bạn không nhất thiết phải bắt chước họ nhưng phải quyết đoán, thực hiện ngay khi thấy ổn. Kinh doanh vốn không dành cho kẻ sợ hãi!
4. Không xác định khách hàng mục tiêu rõ ràng
Bạn mở một shop quần áo, bạn nói bạn bán hàng cho giới trẻ, bạn tự tin rằng mình đã có đối tượng khách hàng cụ thể rồi, thế nhưng tỷ lệ thành công của bạn vẫn cực kỳ thấp. Lý do? Bạn biết giới trẻ gồm những phân lớp nào không? Nam và nữ? Học sinh, sinh viên và người mới ra trường? Thu nhập cao và thu nhập thấp? Có lẽ bạn đã quên mất những điều này rồi!
Khi bạn xác định đối tượng khách hàng của mình càng rõ thì bạn càng có cơ hội thành công cao hơn, bởi bạn sẽ biết phải bán gì, bán thế nào, quảng cáo ra sao,… Đây cũng là điều mà nhiều người lần đầu khởi nghiệp kinh doanh hay bỏ qua vì chưa có nhiều kinh nghiệm tìm hiểu, điều tra thị trường. Ngày hôm nay thì bạn đã biết cách để tránh rồi đấy!
5. Huy động vốn không đủ
Vốn là vấn đề muôn thuở của những nhà khởi nghiệp, vì không có vốn thì mọi kế hoạch chỉ nằm trên giấy mà thôi, vốn không đủ sẽ hạn chế rất nhiều quá trình hiện thực hoá ý tưởng kinh doanh của bạn. Đừng vội vã bắt đầu khi vẫn chưa huy động đủ vốn hoặc khi chưa có phương án xoay vòng vốn hiệu quả, vì điều đó chỉ khiến bạn nhanh chóng thất bại với các khoản thiếu hụt, khoản nợ ngày càng tích dần mà thôi.
Có rất nhiều cách để huy động vốn, bạn có thể tìm đến người thân, bạn bè, các nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư dành cho người mới hoặc vay ngân hàng lãi suất thấp. Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo bài viết 10 lý do khiến bạn thất bại khi huy động vốn để đưa ra phương án tốt nhất.
(Còn tiếp…)
Đọc thêm bài viết khác tại đây:
Kỹ sư bỏ việc kiếm tiền tỷ với ý tưởng kinh doanh hàng ăn
Ý tưởng kinh doanh trà sữa túi zipper lãi trăm triệu
10 sai lầm khiến bạn khởi nghiệp kinh doanh thất bại (P2)