Trong phần 1 Kinh Doanh Việt đã chia sẻ những vụ lừa đảo khi kinh doanh trên Facebook cho các bạn. Việc lừa đảo trên mạng ngày càng diễn ra phổ biến và tinh vi hơn bao giờ hết. Chủ shop cũng như khách hàng cần cảnh giác với mọi giao dịch trên mạng để tránh tình trạng “tiền mất tật mang”. Trong phần 2, Kinh Doanh Việt tiếp tục giới thiệu những chiêu trò lừa đảo trên facebook cả người bán lẫn người mua thường mắc phải
Kinh Doanh Việt cảnh báo trò lừa đảo trên facebook
Làm giả giấy tờ – nhận hàng nhưng không chuyển tiền
Cộng đồng bán hàng trên Facebook từng chia sẻ khá nhiều hình ảnh về việc người mua lừa người bán qua những hóa đơn giả. Thông thường, bên bán buộc bên mua phải chuyển tiền trước 100% rồi mới gửi hàng cho khách, nhất là các khách hàng ở tỉnh xa. Tuy nhiên những kẻ lừa đảo lấy lý do không có nhiều thời gian hoặc thông qua chứng từ giả để ép người bán chuyển hàng.
Hóa đơn chuyển tiền giả
Để lừa được chủ shop, chúng có nhiều cách khác nhau. Biện pháp phổ biến là chúng gửi hình chụp giấy chuyển tiền giả theo kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia” hoặc hoặc dùng tay che phần ghi hủy của ngân hàng (vì khi yêu cầu ngân hàng nộp tiền, nhận được giấy chứng nhận nộp tiền thì ngay lập tức kẻ ấy báo hủy giao dịch nhưng vẫn nhận được giấy chứng nhận nộp tiền có dấu xác nhận thu tiền của ngân hàng) .Chủ shop do quá vội vàng, không kiểm tra kỹ sẽ mắc lừa. Để đề phòng tình trạng này, chủ shop không nên “nhẹ dạ cả tin”, cần yêu cầu người bán gửi toàn bộ số tiền dành cho sản phẩm, kiểm tra kỹ trước khi chuyển hàng.
Lừa Shipper
Những người vận chuyển hàng cũng là nạn nhân của trò kinh doanh lừa đảo trên facebook. Hiện nay khi kinh doanh online phát triển, song song với nó shipper – những người làm dịch vụ trung gian vận chuyển đơn hàng từ người bán đến tay người mua cũng được hình thành. Để kiếm thêm thu nhập, nhiều shipper nhận giao hàng không chỉ một shop mà còn từ nhiều nơi khác nhau.
Nếu làm lâu năm, chỉ hoạt động với shop cố định sẽ ít bị lừa nhưng với người mới vào làm hoặc shipper tự do hay gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân chủ yếu là shipper sẽ phải bỏ tiền túi 100% tạm ứng trước cho người mua để lấy hàng. Những kẻ lừa đảo sẽ giả làm người bán, đóng thùng hàng có giá trị thấp nhưng được nâng khống lên sau đó cung cấp địa chỉ người nhận, dĩ nhân địa chỉ và số điện thoại này là giả.
> Có thể bạn chưa đọc
7 tuyệt chiêu sử dụng Facebook để thăm dò đối thủ cạnh tranh
Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018
“Dìm hàng” đối thủ cạnh tranh
Thương trường như chiến trường, thị phần quá nhỏ bé và liên tục bị thu hẹp trong khi số lượng đơn vị nhảy vào kinh doanh tăng theo cấp số nhân. Chính vì lẽ đó họ sử dụng mọi cách để nói xấu lẫn nhau, giảm sự uy tín của đối thủ trong mắt khách hàng. Nếu bạn là người đam mê kinh doanh, chắc chắn không dưới một lần gặp phải tình trạng khách hàng chất vấn về việc sản phẩm tại cửa hàng cao hơn giá ngoài thị trường. Tính “ham rẻ” là đặc điểm của hầu hết người Việt nên rất khó khăn giải thích với họ về nguồn gốc sản phẩm, bạn bị gán cho cái mác “bán đắt”. Ngoài ra để bán được hàng những chủ kinh doanh ít uy tín thường đăng các dòng thông tin mập mờ như “tiếp viên hàng không xách tay”, “hàng Nga nhập khẩu”… trong khi giá lên xuống thất thường, thậm chí sale 50%.
Bên cạnh đó hiện nay rất nhiều chủ shop than phiền rằng họ bị quấy rối bởi những kẻ “bệnh hoạn”, khi điều tra ra mới biết được số hotline của cửa hàng bị cung cấp trên các web đen, web sex. Đây là một trong những “mưu hèn kế bẩn” trong việc quấy rối đối thủ cạnh tranh.
Ăn cắp chất xám
Để giúp việc bán hàng trên Facebook trở nên chuyên nghiệp, rất nhiều chủ shop uy tín bỏ công bỏ sức để tạo ra những mẫu hình ảnh, bài viết sinh động giúp khách hàng nắm rõ hơn công dụng của sản phẩm-dịch vụ. Tuy nhiên họ bị các đối thủ cạnh tranh ngang nhiên “ăn cắp” không thèm xin phép post lại trên các trang của mình. Có đại lý bán lẻ của shop còn ngỏ lời xin bài giới thiệu và ảnh không đóng dấu watermark để giới thiệu cho khách hàng, nhưng sau đó không lấy hàng của shop mà nhập hàng từ nhà cung cấp khác với giá rẻ hơn.
Khi luật pháp về bán hàng trên facebook còn chưa chặt chẽ, người bán cũng như người mua cần tự bảo vệ mình trước mọi giao dịch trên mạng. Những người kinh doanh nên đề cao cái tâm, cung cấp sản phẩm thật đúng với những gì thông tin cho người tiêu dùng và đảm bảo hiệu quả ngay cả khi đã sử dụng sản phẩm. Khách hàng phải tự bảo vệ mình khi mua hàng, tìm hiểu kỹ thông tin về chủ tài khoản, khi có dấu hiệu lừa đảo cần ngay lập tức gọi điện xác minh. Ngoài ra không nên chuyển tiền nếu không có sự đảm bảo chắc chắn.
Zozo – Công ty thiết kế web bán hàng hỗ trợ đặt tên miền. Truy cập ngay để tham khảo báo giá website