5 thách thức của Drop Shipping và cách vượt qua

Drop Shipping là mô hình kinh doanh hữu hiệu nếu bạn muốn trở thành một nhà kinh doanh độc lập, không muốn gặp những rắc rối trong việc quản lý hàng tồn kho và muốn thoải mái điều hành công việc kinh doanh từ iPad hoặc laptop.  Một số cửa hàng kinh doanh online phát triển sang mảng Drop Shipping hoặc sử dụng như 1 phần trong chiến dịch kinh doanh do nhiều ưu điểm nổi trội của hình thức này, nhưng có không ít thách thức để vận dụng loại hình kinh doanh này mà các chủ doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình thực hiện.

Để tìm hiểu rõ hơn về lợi ích của Drop Shipping, bạn có thể tham khảo trong bài viết: DropShipping – Kinh doanh online không cần vốn

1. Thách thức đầu tiên: Tỷ suất lợi nhuận thấp

Hình 1: 5 thách thức của Drop Shipping và cách hạ gục những điều đó

Một trong những yếu tố hàng đầu khi bạn chọn lựa bước vào chiến trường kinh doanh đó là tạo nguồn thu nhập thông qua việc bán hàng, cung cấp dịch vụ. Do đó khi phát sinh các vấn đề trong quá trình kinh doanh, bạn sẽ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận và chất lượng. Không giống như những nhà kinh doanh thông thường, những người sẽ có kho hàng hoặc luôn tích trữ lượng hàng nhất định để có thể cung ứng đến khách hàng ngay khi có yêu cầu. Những người cung cấp nguồn hàng cho bạn theo hình thức này sẽ chiết khấu trên từng sản phẩm nhưngvì lượng hàng ít trên mỗi đơn hàng nên mức giá của bạn sẽ cao hơn so với lấy số lượng nhiều. Với những shop onine, chi phí vận hành sẽ thấp hơn các cửa hàng truyền thống do cắt giảm được chi phí vận hành, lưu kho, nhân viên nhưng với mức chiết khấu thấp và giá nhập hàng cao từ nhà cung cấp, sau khi trừ đi các chi phí, số tiền lợi nhuận của bạn sẽ rất khiêm tốn.

Cây đũa thần nào sẽ giúp bạn vượt qua ma trận này?

Hãy tăng giá bán

Vẫn biết rằng một trong những yếu tố thu hút khách hàng mua hàng online là giá bán thấp hơn so với một số cửa hàng truyền thống nhưng không phải lúc nào giá rẻ cũng là giải pháp tối ưu. Dù bạn có tận dụng hình thức Drop Shipping để giảm chi phí lưu kho nhưng chi phí nguồn hàng mỗi khi bạn nhập hàng vẫn cao, để duy trì được giá bán thấp đồng nghĩa với việc bạn sẽ thu lời thấp. Tuy nhiên, bạn không thể tăng giá bán ngay lập tức, khách hàng sẽ đặt câu hỏi về sản phẩm và nguyên nhân cần tăng giá như vậy vô hình chung bạn tạo thêm sự bất lợi cho mình. Tăng giá trong hoàn cảnh này là điều cần thiết nhưng không thể tăng quá cao mà cũng không thể tăng ít. Vậy cần tăng như thế nào cho phù hợp?

Giả sử bạn đang bán sữa và đồ dùng trẻ em, với mỗi sản phẩm sữa bột, hãy cân nhắc đến việc tăng thêm 10.000 đ /sản phẩm hoặc 1 mức tăng vừa phải không gây sốc cho khách hàng và lợi nhuận của bạn. Nếu bạn không muốn tăng giá bán quá nhiều, vậy thì việc tạo thêm các giá trị gia tăng mà khách hàng nhận được từ sản phẩm của bạn xem sao. Giá bán sẽ tăng nhưng đi kèm với đó là những dịch vụ khác hỗ trợ và làm khách hàng quên đi việc bạn đã tăng giá bán ra sao.

Tăng số lượng sản phẩm

Nếu lợi nhuận thu về trên 1 sản phẩm thấp thì việc tăng số lượng bán ra sẽ là giải pháp tình thế cho bạn. Ví dụ bạn nhận mức chiết khấu là 15% trong mỗi lô hàng 1.000.000đ, tương đương với 100 sản phẩm. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng đạt hạn mức ấy, mỗi tháng bạn chỉ có 30-40 sản phẩm thì sao? Hãy nỗ lực mở rộng việc kinh doanh, biến 30-40 sản phẩm thành 300-400 sản phẩm, khi đó bạn hoàn toàn có cơ hội đàm phán mức chiết khấu thích hợp hơn với số lượng sản phẩm nhiều hơn.

vnmaster.net– Công ty thiết kế web bán hàng tốt hỗ trợ đặt tên miền. Truy cập ngay để tham khảo bảng giá website bán hàng

2. Thách thức thứ hai: Chi phí quảng cáo cao

 

 

Hình 2: 5 thách thức của Drop Shipping và cách hạ gục những điều đó

Bạn cần bán được sản phẩm, cần thu hút khách hàng. Trong môi trường thương mại điện tử có rất nhiều cách để tìm kiếm và lôi kéo khách hàng về shop của bạn. Điều đó dẫn đến chi phí quảng cáo đặc biệt là các quảng cáo click (PPC – Pay Per Click) chiếm một phần không nhỏ trong kế hoạch tài chính của các shop. Cạnh tranh càng cao, mặt hàng càng nổi bật  đã dẫn đến chi phí quảng cáo cho từng từ khóa liên quan tăng theo. Nếu sản phẩm của bạn đang bán ở mức đồng giá 100.000đ, bạn đạt mức lợi nhuận 15%, với mỗi sản phẩm bán ra bạn có 15.000đ. Bạn quyết định sẽ làm quảng cáo click cho sản phẩm với phần chi phí tính từ lợi nhuận thu được. Nếu bạn dành một nửa lợi nhuận để quảng cáo là 7.500đ, liệu bạn có bán được hàng?

Với mức chi phí này, bạn sẽ bán được sản phẩm khi từ khóa hiển thị có mức giá dao động từ 1.000đ đến 4.500đ/click và bạn có 1 khách hàng chọn mua từ sau 3-4 lần click, nếu không thì bạn sẽ lỗ vốn. Dù là như vậy, bạn vẫn cần đến quảng cáo và  những tính toán sao cho sử dụng hình thức này thật hiệu quả.

Giải pháp cho bạn là: tối ưu từ khóa quảng cáo

Bạn đã nghe thấy, nhìn thấy và thực hiện việc tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm – SEO, và bây giờ là tối ưu từ khóa quảng cáo. Bạn có rất nhiều từ khóa liên quan đến các sản phẩm, làm thế nào để tối ưu chúng. Quy trình của bạn sẽ là: tối ưu, thử nghiệm, tối ưu và tiếp tục thử nghiệm, cho đến khi bạn có chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để đi đến kết quả này, bạn sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí đáng kể nên hãy chuẩn bị tài chính tốt trước khi bắt đầu. Làm thế nào để bạn nhận ra từ khóa nào hiệu quả và từ khóa nào thì không hữu ích?

Bạn thử nghiệm quảng cáo với các từ khóa đang có, liên tục loại bỏ những từ không liên quan hoặc không được khách hàng click nhiều. Những từ khóa còn lại kèm theo phần mô tả sát nhất với tìm kiếm của khách hàng sẽ được giữ lại. Bên cạnh đó, bạn có thể tập trung quảng cáo từ khóa, hiển thị trên các kênh khác nhau để đa dạng nguồn tiếp cận khách hàng. Google Adword không phải là nguồn thu hút truy cập duy nhất, bạn có vô số lựa chọn phù hợp khác như email, các mạng xã hội, quảng cáo trả tiền, truyền miệng… Nếu chưa đủ khả năng để chạy quảng cáo Adwords, tại sao lại không thử chạy quảng cáo trên Facebook nhỉ? Hoặc bạn có thể xây dựng danh sách email cùng những chiến dịch Email Marketing hiệu quả, đăng các bài viết, tạo dựng liên kết để hỗ trợ SEO… tạo nên những trải nghiệm đáng nhớ để khách hàng yêu thích shop của bạn và giới thiệu bạn đến những người khác.

Tìm hiểu thêm những thách thức khác của Drop Shipping trong phần 2 của bài viết.


Chia sẻ bài viết này