5 rắc rối nội bộ khiến bạn khởi nghiệp thất bại

Kinh doanh trực tuyến không phải là điều dễ dàng nhất là với những người mới “chân ướt chân ráo”, thiếu kinh nghiệm bước vào thị trường thương mại điện tử. Khởi đầu vô cùng thuận lợi nhưng chỉ sau một vài tháng nhiều startup ngậm ngùi chấp nhận thất bại vì đi sai hướng, không nắm được cơ hội từ thị trường, chết vì không có tiền hay có quá nhiều tiền, thậm chí thất bại bởi quá tham vọng.

5 nguyên nhân chủ quan khiến bạn khởi nghiệp thất bại

Những người khởi nghiệp hiện nay hầu hết là nhóm bạn bè bởi điều này giúp họ có được sự yên tâm nhất định, hợp tác ăn ý hơn. Tuy nhiên chính vì sự quá thoải mái trong quan hệ, chủ quan trong cách nghĩ, quản lý, không rạch ròi giữa khái niệm bạn bè và kinh doanh nên dẫn tới những xung đột nội bộ – nguyên nhân chính dẫn tới sự sụp đổ của các team, group kinh doanh.

Theo Nguyễn Tuấn – Giám đốc khối thương mại điện tử VC Corporation có 5 nguyên nhân chính khiến nội bộ startup tan rã

1. Không có người lãnh đạo, quyết định cuối cùng

Điều dễ nhận thấy trong các nhóm kinh doanh thất bại đó là không có người quyết định cuối cùng. Với lối suy nghĩ: “mọi người đều có trình độ giống nhau” nên sau khi phân chia công việc sẽ không có ai giám sát, đánh giá chất lượng, việc ai người đó làm.

Cách hoạt động này rất nguy hiểm bởi khi công việc phát sinh vấn đề sẽ không có người đứng ra giải quyết, các bộ phận tranh cãi và không xác định được ai là người quyết định cuối cùng. Mâu thuẫn nảy sinh sẽ khiến các mắt xích dần lỏng lẻo và đổ vỡ từ đó khiến hoạt động kinh doanh lâm vào thế bế tắc.

Muốn thành công phải có người lãnh đạo sáng suốt

Do đó, dù là bạn bè có mối quan hệ thân thiết nhưng trong công việc vẫn phải có người lãnh đạo, điều hành ngay từ đầu. Một công ty mà xuất hiện tình trạng: quyền lực mọi người đều như nhau sẽ không thể phát triển, dễ bị kẻ thù lợi dụng khai thác mâu thuẫn. Đó là lý do vì sao những tập đoàn lớn đều có những người quyết định cuối cùng (thường là người sáng lập hoặc có cổ phiếu cao nhất), chịu trách nhiệm trước mọi vấn đề trước pháp luật và tất nhiên cũng được hưởng lợi nhuận nhiều nhất.

 

Xem Thêm

8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới

10 mẫu giày thể thao khó lòng có thể phân biệt thật giả

báo giá thiết kế website bán hàng

2. Không minh bạch tài chính

Tiền là một trong những nguyên nhân chính khiến các nhóm khởi nghiệp xung đột, tan rã bởi chính sự nhập nhằng, không minh bạch tài chính. Khi bắt đầu kinh doanh sẽ có rất nhiều khoản lắt nhắt phải chi ra nhưng vì quá chủ quan không ghi chép lại dẫn đến việc tranh cãi khi quyết toán, từ đó gây bất đồng nội bộ.

Thiếu minh bạch trong tài chính khiến nội bộ bị chia rẽ

Không có một công ty nào trên thế giới này mà không có một bộ phận kế toán độc lập, mọi thứ chi tiêu nhỏ nhất đều phải được ghi lại cụ thể để tránh tình trạng thất thoát tiền của cơ quan. Vì vậy khi bạn khởi nghiệp phải chú trọng đến việc minh bạch tài chính, có sổ sách ghi lại cụ thể, chứng từ những khoản thu chi. Đồng thời phải có quy định rõ ràng, ví dụ những khoản chi ngoài cho công ty mà không có hóa đơn sẽ không được thanh toán. Có như vậy mọi người mới không thắc mắc về việc: vốn đã được đầu tư vào đâu, khoản lợi nhuận trong mỗi hoạt động được sử dụng như thế nào

3. Không xác lập chế độ được hưởng

Mặc dù cùng hợp tác để khởi nghiệp nhưng mỗi người có sự đóng góp riêng vì vậy quyền lợi và nghĩa vụ cũng khác biệt. Bạn không thể phân đều 50-50 lợi nhuận kiếm được cho mọi người trong nhóm, không một công ty, tập đoàn nào trên thế giới này làm vậy. Cần phải có mức lương cố định, thưởng phạt dựa trên các mục tiêu mà mỗi người thực hiện. Lợi nhuận sẽ phân chia, hưởng cổ tức theo tỷ lệ % cổ phần.

Kể cả khi bạn chỉ là một nhóm nhỏ khoảng 5 thành viên, bắt tay nhau kinh doanh nhưng cũng cần xác lập quyền lợi, tránh nhiệm cho từng người, tránh việc đổ lỗi thất bại hoặc mâu thuẫn quyền lợi khi thành công. Việc xác lập chế độ, quyền lợi ban đầu sẽ giúp cho người vừa đóng tiền, vừa bỏ nhiều công sức cảm thấy thoải mái, đồng thời tránh được tình trạng “người đóng góp nhưng lười nhác vẫn hưởng thành quả giống đứa đóng tiền nhưng phải làm nhiều”.

 

Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay Công ty thiết kế web bán hàng và  báo giá thiết kế website bán hàng  để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.

4. Không xác lập quyền đấu tố

Trong kinh doanh, việc người lãnh đạo giám sát công việc của mỗi thành viên là cần thiết nhất là trong thời điểm mới bắt đầu xây dựng nền tảng ban đầu cho tương lai. Dù tin tưởng nhau nhưng cũng cần đặt ra mức giới hạn, cấp báo động riêng để có thể kiểm soát được mức độ hoàn thành công việc.

Giám sát chặt chẽ tiến trình làm việc của thành viên trong nhóm

Khi có vấn đề xảy ra, tùy theo mức độ sẽ yêu cầu người phụ trách giải trình, tránh việc dự án phát triển theo hứng không mong muốn. Không được để tình trạng người bị review từ chối giám sát, giải trình vì không phải việc người kia hoặc không đủ thẩm quyền.

5. Không tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhau

Đây là nguyên nhân cuối cùng nhưng quan trọng nhất thường khiến các starup đổ vỡ ngay khi đang thực hiện dự án. Lý do chính của việc này là do không phân rõ thẩm quyền kinh doanh, minh bạch tài chính dẫn đến tình trạng thiếu tin tưởng nhau, nội bộ chia sẽ.

Việc không tôn trọng ý kiến của nhau sẽ dẫn tới mâu thuẫn, mọi công việc bị đình trệ không tìm được lối thoát, hành xử dựa trên cảm xúc cá nhân. Điều này không chỉ khiến doanh nghiệp nhanh chóng sụp đổ, mất hết doanh thu mà còn phá hủy quan hệ bạn bè, đối tác. Vì vậy hãy xây dựng một đội ngũ đoàn kết kể cả khi khó khăn, thất bại lẫn sau khi thành công.

Khởi nghiệp không bao giờ là điều đơn giản với những người trẻ. Việc biết hợp tác với nhau, “chia ngọt sẻ bùi”, san sẻ khó khăn là cần thiết nhưng cũng phải biết vạch rõ ranh giới giữa tình cảm bạn bè và nguyên tắc trong công việc. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn chính xác hơn để đưa ra được quyết định đúng đắn trong tương lai.


Chia sẻ bài viết này