Kế hoạch kinh doanh là sự mô tả bằng văn bản của tương lai doanh nghiệp bạn – đó là tất cả những gì có trong đó – một tài liệu mô tả những gì bạn dự định làm và cách bạn lên kế hoạch để làm điều đó. Nếu bạn ghi lại một đoạn trên mặt sau của chiếc phong bì mô tả chiến lược kinh doanh của bạn, bạn đã viết một kế hoạch, hay ít nhất là mầm mống của kế hoạch.
Kế hoạch kinh doanh có thể giúp thực hiện nhiều nhiệm vụ cho những người viết và đọc chúng. Chúng được sử dụng bởi các doanh nhân tìm kiếm đầu tư để truyền đạt tầm nhìn của họ cho những nhà đầu tư tiềm năng. Chúng cũng có thể được sử dụng bởi các công ty đang cố gắng để thu hút nhân viên chủ chốt, triển vọng kinh doanh mới, giao dịch với nhà cung cấp hoặc đơn giản chỉ để hiểu được cách quản lý doanh nghiệp của họ tốt hơn.
Vậy kế hoạch kinh doanh bao gồm những gì và làm thế nào để bạn kết hợp chúng? Đơn giản mà nói, kế hoạch kinh doanh truyền đạt các mục tiêu kinh doanh, các chiến lược mà bạn sẽ sử dụng để đáp ứng chúng, các vấn đề tiềm năng mà doanh nghiệp của bạn có thể phải đối mặt và cách để giải quyết chúng, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bạn (bao gồm cả vị trí và trách nhiệm), lượng vốn cần thiết để đầu tư và duy trì hoạt động cho đến khi kết thúc kinh doanh.
Một số điều cơ bản cần biết về kế hoạch kinh doanh (Phần 1)
Kế hoạch kinh doanh có thể truyền đạt được tất cả những điều đó, nếu mọi thứ được kết hợp đúng cách. Bản kế hoạch kinh doanh tốt thường tuân theo các hướng dẫn được chấp nhận về cả hình thức và nội dung. Có 3 phần chính trong bản kế hoạch kinh doanh:
– Phần đầu tiên là ý tưởng kinh doanh, nơi bạn trình bày về ngành kinh doanh, cơ cấu doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể và cách bạn lên kế hoạch để giúp cho doanh nghiệp của bạn thành công.
– Thứ hai là phần thị trường, trong đó bạn mô tả và phân tích khách hàng tiềm năng: họ là ai và họ ở đâu, những gì khiến họ mua hàng, v.v… Tại đây, bạn cũng mô tả đối thủ cạnh tranh và cách bạn sẽ định vị mình để đánh bại họ.
– Cuối cùng, phần tài chính bao gồm báo cáo thu nhập và dòng tiền, bảng cân đối kế toán và các chỉ số tài chính khác, chẳng như phân tích điểm hòa vốn. Phần này có thể đòi hỏi sự giúp đỡ từ kế toán viên của bạn và một chương trình phần mềm bảng tính phù hợp.
Một số điều cơ bản cần biết về kế hoạch kinh doanh (Phần 1)
Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người
Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay Công ty thiết kế web bán hàng và báo giá thiết kế website bán hàng để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.
Chia nhỏ 3 phần chính ra hơn nữa, bản kế hoạch kinh doanh bao gồm 7 thành phần:
– Tóm tắt dự án
– Mô tả doanh nghiệp
– Chiến lược thị trường
– Phân tích cạnh tranh
– Thiết kế và phát triển kế hoạch
– Kế hoạch hoạt động và quản lý
– Các yếu tố tài chính
Ngoài các mục này, bản kế hoạch kinh doanh cũng cần phải có một trang bìa, trang tiêu đề và mục lục.
Bản kế hoạch kinh doanh nên dài chừng nào?
Tùy thuộc vào việc bạn sử dụng cho mục đích gì, bản kế hoạch kinh doanh hữu ích có thể dài ngắn tùy ý, từ những chữ viết nguệch ngoạc trên mặt sau của một chiếc phong bì cho đến bản kế hoạch đặc biệt mô tả chi tiết một doanh nghiệp phức tạp, dài hơn 100 trang. Bản kế hoạch kinh doanh điển hình dài khoảng 15-20 trang, nhưng vẫn có chỗ cho sự khác biệt lớn so với mức trung bình đó.
Một số điều cơ bản cần biết về kế hoạch kinh doanh (Phần 1)
Phần lớn sẽ phụ thuộc vào bản chất của doanh nghiệp bạn. Nếu bạn có một ý tưởng đơn giản, bạn có thể trình bày nó chỉ trong vài từ. Ngược lại, nếu bạn đang đề xuất một loại hình kinh doanh mới, hoặc thậm chí là một ngành kinh doanh mới, nó có thể đòi hỏi khá nhiều giải thích để được thông qua.
Mục đích của kế hoạch cũng xác định độ dài của nó. Nếu bạn muốn sử dụng kế hoạch nhằm tìm kiếm hàng triệu đồng tiền vốn đầu tư để bắt đầu kinh doanh, bạn có thể phải làm rất nhiều trong việc giải thích và thuyết phục. Nếu bạn chỉ cần sử dụng kế hoạch cho các mục đích nội bộ để quản lý một doanh nghiệp đang hoạt động, phiên bản tóm tắt ngắn gọn sẽ phù hợp hơn.
Bạn có thể xem tiếp “Một số điều cơ bản cần biết về kế hoạch kinh doanh (Phần 2)” tại đây.
(Tổng hợp từ www.entrepreneur.com)