Mách bạn cách đối phó với những nhân viên có hành vi tiêu cực

Trong phần 1 của chủ đề này, bạn đã được hiểu về lý do vì sao nhân viên thường có phản ứng tiêu cực khi phạm lỗi và một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành giải quyết xung đột sao cho khéo kéo và hiệu quả nhất. Đến với nội dung sau đây, bạn sẽ tiếp tục được giới thiệu về những lưu ý tiếp theo. Có thể nói, đây chính là những nguyên tắc vàng trong quá trình giải quyết xung đột ở cương vị một nhà quản lý.

Đối phó với hành vi của nhân viên chứ không phải đối phó với họ

Mục tiêu của bạn là phát triển một giải pháp dung hòa các hành vi không tốt, chứ không phải là tìm cách để xử lý bất cứ ai và để dành “chiến thắng”. Do đó, hãy tập trung vào các hành vi không phù hợp; không “tấn công” nhân viên của mình. Bạn nên sử dụng “tôi” để nói về mong muốn của mình đối với nhân viên, chứ không nên dùng “bạn” để chỉ trích lỗi lầm của họ.

Hình 1: Cách đối phó với hành vi tiêu cực của nhân viên

Đừng cho rằng mọi lỗi lầm của nhân viên đều xuất phát từ mục đích tiêu cực, bởi nó có thể là hệ quả của sự sợ hãi, nhầm lẫn, thiếu động lực,.. cùng nhiều vấn đề cá nhân khác.

Hãy mang đến cho nhân viên của mình những giải pháp sửa chữa hay những cơ hội để phát triển lại và cho thấy một phần lớn trách nhiệm của họ trong việc giải quyết vấn đề.

Tìm hiểu nguyên nhân phía sau hành vi

Để giải quyết vấn đề, bạn cần phải bình tĩnh nói chuyện thẳng thắn với nhân viên của mình. Hãy tích cực lắng nghe những gì họ nói, thoải mái, không ngắt lời và không phán xét. Khi họ nói xong, hãy tóm tắt lại những gì họ đã nói để cho thấy rằng bạn đã thực sự lắng nghe họ, thông cảm với họ và có mong muốn cùng nhau tìm cách giải quyết vấn đề.

Hình 2: Cách đối phó với hành vi tiêu cực của nhân viên

Xem thêm:

4 điều khiến nhân viên của bạn hài lòng với công ty

Làm thế nào để trở thành những nhân viên bán hàng xuất sắc?

* Làm sao để lên dây cót cho nhân viên trong vòng 5 phút?

Đặc biệt, nếu bạn có thể tìm hiểu được nguyên nhân phía sau những hành vi không phù hợp, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn trong việc tìm kiếm một giải pháp giải quyết hiệu quả.

Việc bạn nói chuyện thẳng thắn với nhân viên của mình đôi khi rất suôn sẻ, nhanh chóng nhưng nhiều khi cũng phải mất rất nhiều thời gian, nhiều lần trò chuyện mới có thể tìm ra được cách giải quyết vấn đề.

Liên tục giải quyết

Với những vấn đề nhỏ như đi làm muộn,… thì bạn có thể dễ dàng giải quyết cùng nhân viên của mình chỉ bằng vài câu trò chuyện ngắn. Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều vấn đề mà muốn giải quyết, bạn cần phải kiên nhẫn. Đừng bao giờ mong đợi có kết quả ngay lập tức bởi mục tiêu của bạn là cải tiến đội ngũ và giải quyết các vấn đề liên tục chứ không phải cố gắng để đạt được thành công tức thì.

vnmaster.net– Công ty thiết kế web bán hàng tốt hỗ trợ đặt tên miền. Truy cập ngay để tham khảo bảng giá website bán hàng

Biết khi nào bạn cần sự giúp đỡ

Đôi khi các vấn đề tiềm ẩn ở những nhân viên vượt quá khả năng kiểm soát của bạn. Chẳng hạn như họ gặp phải các vấn đề tâm lý đòi hỏi phải có sự giúp đỡ từ một bên chuyên nghiệp hơn. Khi đó, có thể bạn sẽ cần sử dụng đến các nguồn lực từ cộng đồng chứ không thể tự mình giải quyết vấn đề được.

Biết khi nào bạn đang ở nấc cuối cùng

Hình 3: Cách đối phó với hành vi tiêu cực của nhân viên

Bạn luôn cố gắng tìm cách giải quyết, dung hòa mọi vấn đề với mục tiêu đạt được một giải pháp khiến cả hai bên đều cảm thấy thoải mái và thỏa mãn. Tuy nhiên thì đôi khi là không thể. Bạn cần phải biết mình đang ở nấc cuối cùng, bạn cảm thấy bế tắc và nhân viên của bạn thì cũng không nhân nhượng, không sẵn sàng thay đổi hành vi. Đó là lúc bạn cần phải bắt đầu chấm dứt các thủ tục phù hợp với chính sách của công ty để giải quyết.

Đến với một giải pháp ngăn ngừa

Khi xuất hiện những hành vi tiêu cực trong công ty, bạn không thể lãng tránh mà phải đối mặt với nó. Bạn có biết rằng những hành vi đó sẽ tiếp tục xảy ra nếu như bạn và nhân viên của mình không thống nhất về một giải pháp chung. Là một người quản lý, bạn cần phải làm cho nhân viên biết rõ đâu là hành vi phù hợp với môi trường công ty, đâu là hành vi không phù hợp. Đặc biệt là hãy chắc chắn rằng họ luôn hiểu về các nguyên tắc và hậu quả nếu như vi phạm.

(Tổng hợp từ management.about.com)


Chia sẻ bài viết này