5 vị trí nhân viên mà mỗi doanh nghiệp nhỏ không thể thiếu

Đối với mỗi doanh nghiệp, khả năng nhạy bén và nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của điều kiện kinh tế có thể là sự khác biệt giữa thất bại và thành công. Tuy nhiên, có một yếu tố quan trọng không kém, nó ảnh hưởng đến số phận của một doanh nghiệp nhỏ, đó là đội ngũ nhân viên.

Chắc chắn rằng những nhân viên tài năng luôn là xương sống của bất kỳ công ty nào, nhưng đối với các doanh nghiệp nhỏ – đặc biệt là những công ty có 50 nhân viên trở xuống – vai trò của đội ngũ nhân viên giỏi có thể còn quan trọng hơn. Nếu đội ngũ nhân viên của bạn không có đủ kỹ năng làm việc thì khả năng phá sản có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Rất đơn giản thôi, dù cho là các chiến lược kinh doanh tốt nhất trên thế giới cũng không có nghĩa là sẽ thành công nếu không được thực hiện bởi đúng người. Đó là lý do tại sao mà mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp cần xem xét cẩn thận để chắc chắn mỗi nhân viên của mình có đủ khả năng làm việc một cách tốt nhất ở từng vị trí, đóng góp một phần cần thiết cho thành công chung.

Hình 1: 5 vị trí nhân viên mà mỗi doanh nghiệp không thể thiếu

Khi nói đến nhân sự của các doanh nghiệp nhỏ thì sau đây là năm vị trí nhân viên mà mọi công ty cần phải có:

Người cố vấn

Nhiều doanh nghiệp nhỏ thường thiếu đi các chương trình đào tạo và phát triển có sẵn trong các tổ chức lớn hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là nhân viên cấp dưới của bạn không cần phải có một cơ hội để tìm hiểu thêm về công việc và phát triển năng lực chuyên môn. Khi đó, doanh nghiệp của bạn cần phải có những người  cố vấn, thực sự muốn chia sẻ kiến thức của mình với những người khác. Những nhân viên này được thuê một phần chuyên để dạy và nâng cao kỹ năng cho những nhân viên khác, đặc biệt là những nhân viên mới. Điều đó không chỉ giúp loại bỏ chi phí của việc thuê giảng viên bên ngoài mà còn rất thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí về thời gian. Ngoài ra thì có nhiều thông tin, kiến thức mà chỉ những người bên trong công ty mới có quyền được biết nên thuê ngoài là điều không thể.

Người luôn tìm kiếm tri thức

Không phải tất cả các nhân viên đều có khả năng quản lý và lãnh đạo nhưng lại có nhiều nhân viên luôn đam mê công việc và khao khát tri thức. Họ không hài lòng với việc chỉ cần biết những kiến thức đủ để làm công việc của họ mà muốn tiếp tục học tập, học hỏi trong công việc, thông qua các khóa đào tạo bổ sung hoặc thậm chí là đi học thêm tại các trường đại học. Đừng bao giờ coi những nhân viên này là điều phiền phức hay làm tốn kém chi phí của doanh nghiệp bởi đó là những người có khả năng và có thể đóng góp những giá trị tuyệt vời cho bạn trong tương lai nếu như bạn có cách quản lý phù hợp.

Hình 2: 5 vị trí nhân viên mà mỗi doanh nghiệp không thể thiếu

Xem thêm:

* Những sai lầm cần tránh để giữ chân nhân viên giỏi

9 cách để bạn có thể trở thành một nhà lãnh đạo tốt

Người có khả năng ở nhiều lĩnh vực khác nhau

Nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp thường bó buộc mình vào tất cả các đầu công việc. Bạn nhúng tay vào mọi thứ, luôn cảm thấy không yên tâm nếu giao cho nhân viên của mình. Đó là một điều sai lầm. Tuy có số lượng nhân viên không lớn nhưng nếu bạn biết phân quyền, chia sẻ công việc với họ để chuyên tâm vào việc xây dựng chiến lược và thúc đẩy tăng trưởng thì khả năng phát triển của công ty sẽ rộng mở hơn rất nhiều. Đừng bao giờ thuê những người lao động chỉ biết làm theo chỉ bảo, hãy tuyển những những nhân viên có khả năng quản lý và kiểm soát, những người có hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau để san sẻ công việc với bạn.

Người thúc đẩy tinh thần

Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp của bạn không thể nào tránh khỏi những giai đoạn khó khăn, suy thoái kinh tế,… Khi đó, tinh thần là việc của nhân viên là điều vô cùng quan trọng. Hơn nữa, sự suy thoái sẽ càng trở nên trầm trọng hơn do một phần tác động tiêu cực của sự sụt giảm tinh thần trong cả một tập thể. Đó là lý do tại sao mà bạn cần có một số người nhân viên có khả năng duy trì sự lạc quan, lên tinh thần làm việc cho tất cả mọi người, kể cả trong tình trạng vô vọng nhất. Nó có thể không thể thay đổi được vận mệnh của công ty, nhưng nó sẽ có tác động tích cực đến tâm lý người lao động và văn hóa doanh nghiệp, từ đó dần dần khôi phục lại sự phát triển kinh doanh trong tương lai.

Hình 3: 5 vị trí nhân viên mà mỗi doanh nghiệp không thể thiếu

Người thách thức

Trong một doanh nghiệp, khi thực hiện bất cứ kế hoạch kinh doanh gì, đặc biệt là khi họp bàn xây dựng chiến lược phát triển, bạn sẽ không thể thu được bất cứ quyết định tuyệt vời nào nếu thiếu đi những nhân viên có khả năng đưa ra những ý tưởng hay khơi gợi nhiều vấn đề để tranh luận. Do đó, doanh nghiệp của bạn nhất thiết cần phải có những nhân viên có khả năng thách thức như thế để tất cả có thể bàn bạc, tranh luận và đi đến những giải pháp kinh doanh đúng đắn, khả thi và hoàn hảo nhất.

Quả thực, quản lý kinh doanh trong điều kiện kinh tế như hiện nay không phải là điều dễ dàng vì những áp lực tài chính đang phải đương đầu, kể cả các doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ. Thậm chí doanh nghiệp nhỏ còn phải chịu nhiều mối đe dọa hơn các doanh nghiệp lớn khi có tiềm lực tài chính không cao. Tuy nhiên, bằng cách đảm bảo rằng công ty luôn có đầy đủ năm kiểu nhân viên trên, bạn có thể yên tâm rằng “hỗn hợp” nhân viên của bạn sẽ là một lợi thế cạnh tranh mà bạn có thể tận dụng để đạt được sự thành công.

Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay Bảng giá website bán hàng  và công ty thiết kế web bán hàng tốt để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.

(Tổng hợp từ www.entrepreneur.com)


Chia sẻ bài viết này