Tiếp nối 5 bước cập nhật và tối ưu hóa website bán hàng lợi nhuận (P1), bài viết này sẽ tiếp tục mách bạn những yếu tố khác cần phải xem xét để có được một trang web hoàn hảo cho việc kinh doanh. Hãy cùng theo dõi tiếp phần sau đây nhé!
Bước 3: Tối ưu hóa trang
Trang chủ của mỗi trang web là nơi hợp lý để bạn bắt đầu xem xét nội dung của mình, xem xem các danh mục, ảnh,…đã được bố trí đầy đủ và tiện lợi cho người dùng hay chưa. Sau đó, bạn cần xem xét nội dung của cả các trang danh mục con, trong đó, trang “Giới thiệu”, trang “Các câu hỏi thường gặp” và trang “Liên hệ” được xem là khá quan trọng vì đó là những trang có xu hướng được bố trí ở hầu hết tất cả các trang web kinh doanh hiện nay.
Hình 1: Tối ưu hóa trang giúp cập nhật và tối ưu hóa website bán hàng lợi nhuận
Trên các trang này, bạn sẽ muốn tìm kiếm một vài điều khác nhau sau đây:
Mức độ rõ ràng, chi tiết
Mỗi trang nên có một mục tiêu rõ ràng và cụ thể. Hãy tự hỏi mình là thông điệp đã súc tích chưa? Liệu các tiêu đề có phù hợp với nội dung? Và người truy cập sẽ tìm thấy câu trả lời cho vấn đề của mình ở đây hay không?
SEO (Search Engine Optimization)
Nếu bạn chỉ làm giống như hầu hết mọi người thì trang web của bạn có lẽ đã thiếu mất đi thông tin thẻ meta. Tiêu đề, mô tả meta và URL đóng vai trò vô cùng quan trọng trong khả năng hiển thị trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Điền đầy đủ chúng theo tiêu chuẩn có thể giúp nâng cao thứ hạng bởi lẽ khi đó, Google sẽ hiểu rõ hơn về website bán hàng của bạn và gia tăng cơ hội mà các khách hàng tiềm năng nhấp vào liên kết từ trang các kết quả tìm kiếm.:
Hãy nhìn vào từng trang và tối ưu hóa ba yếu tố sao cho chúng đáp ứng được các thông số sau:
– Tiêu đề: Tối đa 70 ký tự. Nếu tiêu đề của bạn quá dài, Google sẽ tự lược bỏ theo tiêu chuẩn của nó khi hiển thị đường dẫn đến trang web của bạn cho từ khóa mà người dùng tìm kiếm. Như thế thì khách hàng sẽ không thể hiểu hết nội dung truyền tải của bạn, rất khó để họ quan tâm và nhấp vào đường dẫn để đến với website bán hàng. Do đó, tốt nhất là giữ cho tiêu đề của bạn nằm trong khoảng từ 50-60 ký tự nhé.
– Meta Description: Tối đa lên đến 160 ký tự và nên chứa một trong những từ khóa của bạn.
– URL: URL nên ngắn gọn và có chứa từ khóa có liên quan đến các trang cụ thể.
Hình 2: Tối ưu hóa cho SEO
Chú ý: Bạn phải cẩn thận nếu như có ý định sửa đổi URL vì nó sẽ làm hỏng tất cả các kết nối trước đây. Điều đó có nghĩa là người dùng sẽ không tìm thấy trang khi nhấp vào link URL cũ trước khi bạn sửa. Để có thể tối ưu phục vụ cho công tác SEO mà không làm ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập, bạn nên đọc thêm các tài liệu khác chuyên sâu hơn.
Zozo – Công ty thiết kế web tốt hỗ trợ đặt tên miền. Truy cập ngay để tham khảo bảng giá website doanh nghiệp
Thiếu thông tin
Hãy chắc chắn rằng website bán hàng của bạn đã cung cấp đầy đủ thông tin và giải đáp được hết mọi thắc mắc, vấn đề của người dùng. Nếu không thể liệt kê hết các trường hợp thường gặp, bạn có thể rà soát lại email thắc mắc được gửi đến từ khách hàng để tìm kiếm những câu hỏi phổ biến nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần phải xem xét cả các thông tin về giá, vận chuyện, thanh toán,…, xem có gì thay đổi hay không, nếu có thì phải cập nhật và bổ sung để phù hợp hơn với tình hình hiện tại và cạnh tranh được với các đối thủ kinh doanh cùng lĩnh vực.
Bước 4: Tối ưu hóa trang sản phẩm
Sau khi trang chủ và các trang con đã được tối ưu hóa thì đó là lúc bạn cần nhìn vào những nội dung quan trọng nhất trên trang web của mình, mà điển hình là trang danh sách sản phẩm. Bởi lẽ những trang này là cực kỳ quan trọng không chỉ với SEO mà còn với việc chuyển đổi người dùng thành khách hàng thực sự.
Hình 3: Tối ưu hóa trang sản phẩm
Sau đây là những yếu tố cần phải xem xét ở trang danh sách sản phẩm:
Hình ảnh sản phẩm
Khi chạy một website bán hàng trực tuyến, hình ảnh là rất quan trọng, do đó, bạn nên xem xét lại tất cả các hình ảnh sản phẩm và cập nhật bất cứ cái gì cần phải cập nhật. Hình ảnh sử dụng trên site của bạn nên có rõ nguồn gốc, chỉ sử dụng khi được sự cho phép, nếu không thì phải là hình ảnh thuộc quyền sở hữu của bạn. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng tất cả các hình ảnh đều được gắn thẻ alt đầy đủ. Chính thẻ alt này mới giúp cho các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung của bức ảnh, từ đó giúp website bán hàng của bạn và tất cả các sản phẩm hiện lên ở vị trí cao hơn trong trang kết quả tìm kiếm của người dùng, đặc biệt là khi họ thực hiện tìm kiếm hình ảnh.
Mô tả sản phẩm
Cùng với hình ảnh sản phẩm thì phần giới thiệu cũng là một thứ tài sản quan trọng đối với một cửa hàng trực tuyến. Hãy tự hỏi rằng: Có phải tất cả các mô tả sản phẩm đều được lấy chính thống từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất? Chúng có chứa tất cả các thông tin quan trọng và chi tiết để cung cấp đầy đủ cho khách hàng tiềm năng? Hay những phần mô tả sản phẩm đó đã đủ hấp dẫn và có khả năng thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định mua hàng không?
SEO (Search Engine Optimization)
Hình 4: Tối ưu hóa trang sản phẩm phục vụ cho SEO
Việc tối ưu trang sản phẩm phục vụ cho SEO về các mặt tiêu đề trang, mô tả meta và URL cũng giống như việc tối ưu trang chủ và các trang danh mục con. Bạn có thể tìm hiểu ở phần trên của bài viết này. Riêng về phần thông tin, hãy chắc chắn rằng tất cả các mô tả sản phẩm có chứa đầy đủ các loại thông tin cần thiết để khách hàng đưa ra quyết định mua, chẳng hạn như thông tin chi tiết, hướng dẫn sử dụng, thông tin kỹ thuật…
Thiếu thông tin
Hãy chắc chắn rằng tất cả các mô tả sản phẩm của bạn có chứa tất cả các thông tin thích hợp một khách hàng sẽ cần phải thực hiện một quyết định. Điều này có thể bao gồm thông tin chi tiết, hướng dẫn và thông tin kỹ thuật.
Bước 5: Xem xét các khuyến mãi / mã giảm giá
Cuối cùng của quá trình kiểm tra, cập nhật và tối ưu hóa website bán hàng là rà soát lại tất cả các chương trình khuyến mãi, các mã giảm giá để cập nhật, bổ sung những cái mới và xóa bỏ đi những cái đã không còn giá trị.
Xem Thêm
8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới
10 mẫu giày thể thao khó lòng có thể phân biệt thật giả
báo giá thiết kế website bán hàng
Sau khi bạn đã hoàn tất các bước trên, bạn nên đánh dấu thời điểm kiểm tra và lặp lại nó một cách thường xuyên theo định kỳ. Điều này sẽ giúp cải thiện nội dung và nâng cao mức độ tập trung SEO, từ đó làm tăng lưu lượng truy cập theo thời gian, đồng thời gia tăng tỷ lệ chuyển đổi người dùng thành khách hàng thực sự.
(Tổng hợp từ www.shopify.com)