15 cách để thất bại trong chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội

Bạn đã hiểu được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động tiếp thị trên các phương tiện truyền thông xã hội đối với một doanh nghiệp? Bạn đã đọc tất cả các số liệu thống kê về giá trị gia tăng của các phương tiện truyền thông xã hội trong kế hoạch tiếp thị nội dung? Và bạn đã bắt đầu tích hợp chúng vào chiến lược kinh doanh mạng xã hội của mình? Điều đó là rất tuyệt vời. Bởi trong khi những người khác vẫn đang cố gắng tìm ra cách để tăng tốc bán hàng thì bạn đã tạo ra được những kết quả thực tế. Nhưng những gì bạn làm liệu đã thực sự đúng và đủ hay chưa?

Khi nói đến tiếp thị truyền thông xã hội, có rất nhiều điều cần phải học hỏi. Nếu bạn không bao giờ học các quy tắc, bạn sẽ không có được những lợi thế cạnh tranh mình cần. Đồng thời cũng sẽ không bao giờ tiếp cận tốt các đối tượng khách hàng bởi tỷ lệ chuyển đổi có thể bị ảnh hưởng. Vì vậy, nếu bạn đang háo hức muốn thu hút khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng trung thành với những phát hiện mới về hiệu quả của phương tiện truyền thông xã hội thì cần phải tránh những yếu tố tiêu cực được đúc rút từ người có kinh nghiệm đi trước.

Dưới đây là 15 cách có thể khiến bạn thất bại một cách thảm hại trong chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội của mình:

1. Khoác lác

Quá khoác lác là một sai lầm lớn

Đối với một trang fanpage, khi mà ai đó quyết định bấm like thì có nghĩa là họ thích bạn và muốn theo dõi thông tin từ phía doanh nghiệp của bạn, đặc biệt là các chương trình khuyến mại. Cũng có thể là họ đã từng mua hàng, cảm thấy yêu thích và muốn gắn bó trung thành hơn. Điểm mấu chốt ở đây là, điều đó không nghĩa họ sẽ sẵn sàng tiếp nhận tất cả mọi thông tin. Nếu không muốn thay đổi tâm trí khách hàng thì đừng bao giờ dành tất cả thời gian trực tuyến của bạn trên các phương tiện truyền thông xã hội để khoe khoang về sự tuyệt vời của chính doanh nghiệp mình. Bởi đó sẽ là ngã rẽ lớn cho các tín đồ, 45% trong số họ có thể sẽ hủy theo dõi trang fanpage của bạn nếu như nó quá nặng về tiếp thị bản thân.

2. Phản xã hội

Phản xã hội

Chúng ta đang nói tới tiếp thị truyền thông xã hội, là cách mà bạn tiếp cận khách hàng thông qua mạng xã hội. Toàn bộ vấn đề ở đây là bạn đang xây dựng một cộng đồng dựa trên thương hiệu doanh nghiệp, do đó, cần phải tận dụng lợi thế của các tài khoản truyền thông bằng cách đăng lại, chia sẻ và phản hồi lại tất cả các ý kiến của mọi người, chứ không phải là một buổi họp báo mà bạn có thể từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào.

> Có thể bạn chưa đọc

7 tuyệt chiêu sử dụng Facebook để thăm dò đối thủ cạnh tranh

Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018

bảng giá website doanh nghiệp

3. Tham gia truyền thông xã hội như một dự án lề

Các nhà tiếp thị truyền thông xã hội trong vài năm qua cũng đã phải chịu đựng gánh nặng của nhiều câu chuyện cười ra nước mắt. Bạn có thể nghĩ rằng mình không cần đến một người dành riêng cho việc quản lý hình ảnh, fanpage trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn, và YouTube. Nhưng tuỳ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, điều đó là thực sự cần thiết, không những giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng mà còn giúp bạn tránh được những tai tiếng không đáng có.

Quản lý chiến lược truyền thông xã hội như một dự án

Bạn không tin tôi? Thực tế là hầu hết các doanh nghiệp sở hữu một trang fanpage bán hàng trên mạng xã hội với khoảng 1.000 like cũng sẽ nhận được khoảng 1.400 lượt ghé thăm website bán hàng mỗi ngày, và có khoảng 46% người dùng đã đăng nhập tài khoản xã hội khi họ đưa ra quyết định mua hàng. Do đó, hãy tận dụng tốt lợi thế của các phương tiện truyền thông xã hội bằng cách đầu tư thời gian, nhân lực và tiền bạc vào chiến lược truyền thông xã hội của bạn.

4. Không nhất quán: Ác mộng của một Copywriter

Khi copy nội dung truyền thông để quảng bá trên các phương tiện truyền thông xã hội khác nhau, bạn có thể biến tấu bài đăng theo nhiều kiểu phụ thuộc vào các cách tiếp cận riêng. Nhưng dù làm gì đi chăng nữa thì cũng cần có sự nhất quán trong hình ảnh thương hiệu và “giai điệu” tổng thể trong nội dung.

Thiếu nhất quán khi copy nội dung giữa các phương tiện truyền thông

Thiếu đi tính nhất quán sẽ khiến bạn đánh mất lòng tin từ phía khách hàng và tự làm xấu hình ảnh của mình. Có thể nói, hệ quả đó là một cơn ác mộng đối với một người Copywriter.

5. Bỏ qua sự theo dõi và tương tác

Khi tham gia tiếp thị trên các phương tiện truyền thông xã hội, bạn không thể chỉ quan tâm đến những gì mà mình muốn nói với khách hàng mà còn cần theo dõi để tương tác lại, bởi họ cũng muốn liên lạc với bạn một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất khi có bất cứ thắc mắc, hay nhu cầu gì.

Bỏ qua sự theo dõi và tương tác

Nếu ai đó hỏi bạn một câu hỏi mà không được trả lời thì họ sẽ nghĩ rằng bạn không quan tâm, thậm chí là xem thường. Do đó, hãy dành chút ít thời gian trong ngày để kiểm tra phản hồi và đáp lại người dùng, cho dù đó là phản hồi tích cực hay tiêu cực. Theo một báo cáo thống kê cho thấy, có đến 25% người tiêu dùng trên các phương tiện truyền thông xã hội luôn phàn nàn về một sản phẩm/dịch vụ và mong muốn được giải đáp trong vòng nhiều nhất là một giờ đồng hồ. Lưu ý điều đó nhé!

6. Tự động hóa sai lầm

Tự động hóa là một hoạt động rất hữu ích, nhất là khi bạn đang quản lý các nền tảng phương tiện truyền thông xã hội khác nhau. Tuy nhiên, giống như với tất cả mọi thứ khác, nó cũng có thể mắc sai lầm và đi quá xa nếu không được phát hiện kịp thời. Do đó, khi sử dụng phương thức tự động quản lý này, bạn cũng cần đảm bảo có một người đứng sau điều hướng để tránh những “tai nạn” đáng xấu hổ làm xấu hình ảnh thương hiệu của mình trong mắt khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay Công ty thiết kế web bán hàng và  báo giá thiết kế website bán hàng  để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.

(Tổng hợp từ www.business2community.com)


Chia sẻ bài viết này