Làm thế nào để kể câu chuyện kinh doanh online hấp dẫn

Simon Sinek đã chia sẻ trong TED, “ Có rất ít nhà lãnh đạo hoặc công ty có thể hiểu rõ tại sao họ lại phải làm những điều họ đang làm.” Thực tế, khi nói chuyện về cách kể câu chuyện kinh doanh với các doanh nghiệp, một trong những câu hỏi thường xuyên được đặt ra là “Câu chuyện nào cần được kể?”

Nếu bắt đúng tâm lý khách hàng và truyền tải câu chuyện một cách khéo léo, câu chuyện về lịch sử hay quá trình phát triển của doanh nghiệp sẽ trở thành một cầu nối vững chắc, giúp thương hiệu tiến xa hơn trong lòng khách hàng. Đem lại những lợi ích mà các đối thủ cạnh tranh khác khó có thể vượt qua được. Trong môi trường kinh doanh hiện nay, cả trong truyền thống và online, có hàng trăm hàng nghìn thương hiệu cố gắng giành lấy sự chú ý của khách hàng, cùng áp dụng những chiến thuật marketing giống nhau.

Điều bạn cần làm là luôn tạo sự khác biệt và nổi trội không chỉ cho “phần nghe” mà cả “phần nhìn” với thương hiệu của mình. Đó chính là “mảnh đất” để câu chuyện kinh doanh phát huy năng lực. Tuy nhiên, để kể được một câu chuyện hay và đi vào lòng người, không đơn giản là đưa cho người đọc những dòng chữ và con số khô khan, bạn cần ghi nhớ những lưu ý sau đây để có thể sáng tạo nên một câu chuyện hấp dẫn về thương hiệu của mình.

 

Làm thế nào để kể câu chuyện kinh doanh online hấp dẫn?

1. Hiểu rõ câu chuyện của mình

Nắm rõ câu chuyện của bạn là một điều cần thiết nhưng bạn cũng cần quan tâm đến những yếu tố sẽ làm cho câu chuyện ấy trở nên đặc biệt. Bạn có thể đưa ra những dấu mốc phát triển của doanh nghiệp hay shop của bạn, mục tiêu hướng đến của công việc kinh doanh hay những điều đặc biệt về thương hiệu nhưng để kể một câu chuyện kinh doanh gắn với thương hiệu thì không đơn giản như vậy. Thực chất, đem đến cho khách hàng câu chuyện của bạn là tất cả những gì làm cho thương hiệu của bạn trở nên độc đáo.

Hãy thử kể về những khó khăn mà bạn phải đối mặt mỗi ngày khi kinh doanh, làm thế nào để bạn vượt qua những rào cản và những bài học kinh nghiệm nào bạn tích lũy được trong quá trình khởi nghiệp, tất cả những điều đó sẽ tạo nên một câu hấp dẫn. Những yếu tố này sẽ định hình nên hình ảnh thương hiệu của bạn trong tâm trí người đọc ngay từ lần đầu tiên họ tiếp xúc với câu chuyện. Do đó, lưu ý đầu tiên là bạn cần hiểu rõ câu chuyện, những chi tiết nhỏ cũng góp phần làm nên câu chuyện lớn và tiếp tục ghi nhớ lưu ý thứ

vnmaster.net– Công ty thiết kế web tốt  hỗ trợ đặt tên miền. Truy cập ngay để tham khảo bảng giá website doanh nghiệp

2. Lựa chọn giọng văn hấp dẫn.

Lựa chọn giọng văn phù hợp sẽ tạo sức hút cho câu chuyện

Có rất nhiều ý tưởng hay nhưng không phải ai cũng là nhà văn lớn. Các ý tưởng về cách kể chuyện được dựa trên cách bạn nắm bắt sự chú ý của khán giả và hòa mình vào họ với một mức độ tình cảm. Vì vây, đừng nói dông dài mà luôn giữ nó đơn giản và để bản thân nó tự tỏa sáng thông qua cách kể chuyện của bạn. Những câu chuyện về lịch sử thương hiệu nổi tiếng là khi có thể đánh đúng tâm lý trong khi khán giả luôn là những người thông minh để nhận ra đâu là câu chuyện thật đâu là câu chuyện được dàn dựng.

 

3. Đảm bảo rằng câu chuyện của bạn xuất hiện trên nhiều kênh khác nhau

Triển khai nội dung câu chuyện ra nhiều hình thức khác nhau để thu hút người đọc

Ngay khi bạn có trong tay câu chuyện kinh doanh hoàn chỉnh, bạn cần ngay lập tức xuất bản nó ra nhiều kênh thông tin khác nhau để thu hút nhiều khách hàng nhất có thể. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình sẽ tập trung ở những đâu để giải trí và tìm kiếm thông tin, họ sẽ tham gia những cộng đồng, mạng xã hội nào, theo dõi blog hay trang tin tức nào. Với những điều bạn hiểu về khách hàng của mình, hãy để những nơi đó là địa điểm “nảy mầm” cho câu chuyện và thu hút người đọc một cách tự nhiên nhất.

Bên cạnh đó, cũng cần khởi tạo những định dạng khác nhau của câu chuyện phù hợp với từng kênh thông tin. Trên trang web hoặc phần giới thiệu về doanh nghiệp, bạn có thể để định dạng văn bản hoặc theo mốc thời gian. Cùng một nội dung ấy, với Slideshre bạn sẽ biến câu chuyện thành những slide thuyết trình sinh động hoặc cá tính hơn là clip hoạt hình hoặc TVC về doanh nghiệp. Dù là cùng một nội dung, nhưng với mỗi hình thức khác nhau, khách hàng mục tiêu sẽ khác và họ luôn thấy thích thú với hình thức thông tin mà họ nhận được. Tuy nhiên, bạn cần luôn sẵn sàng trả lời những câu hỏi của người xem về câu chuyện của bạn và luôn chắc chắn đưa ra những thông tin chính xác, chân thực để đem lại sức sống cho câu chuyện.

Đọc thêm:

3 lí do bạn nên chọn ngay Slideshare để marketing trực tuyến

Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018

 Báo giá website  

4. Nuôi dưỡng và phát triển câu chuyện

Công việc kinh doanh của bạn thay đổi và phát triển qua từng ngày, đòi hỏi bạn cần tiếp tục thêm nhiều “chương” vào câu chuyện kinh doanh của mình. Bạn đừng lo lắng việc này sẽ phá vỡ tính liên kết trong những gì bạn đã viết trước đây. Ngược lại, việc thương xuyên cập nhật thông tin vào câu chuyện kinh doanh sẽ làm giảm sự nhàm chán trong câu chuyện, trong khi vẫn giữ chân khách hàng, khi tạo thành thói quen cập nhật các thay đổi đang diễn ra trong thương hiệu của bạn.

Kể chuyện là một cách tuyệt vời để tạo nên kết nối cảm xúc với khán giả của bạn, và cũng rất quan trọng cho một mối quan hệ lâu dài. Từ những câu chuyện khiến khán giả cảm thấy như họ là một phần trong đó, họ có thể liên kết mình chặt chẽ hơn với thương hiệu của bạn và điều này chính là sức mạnh của cách kể chuyện hấp dẫn mà những hình thức tiếp thị khác không thể có được.

(Theo: www.entrepreneur.com)


Chia sẻ bài viết này