Kinh nghiệm thiết kế banner trong Marketing Online (P1)

Kinh doanh online bùng nổ đã tạo điều kiện cho tiếp thị trực tuyến ngày càng phát triển với nhiều hình thức khác nhau, hiệu quả quảng bá cũng tăng lên rõ rệt. Trong đó đặt banner tại các website khác là một phương pháp vừa tiết kiệm chi phí vừa tiếp cận được nhiều đối tượng cùng lúc, kết quả thu về dễ dàng đo lường và tương đối chính xác. Tuy nhiên không phải thiết kế banner thế nào cũng mang lại hiệu quả như nhau, cách sắp xếp bố cục, hình ảnh, phông chữ sẽ ảnh hưởng tới khả năng gây ấn tượng cho người xem. Bài viết dưới đây sẽ trình bày một số kinh nghiệm mà chúng tôi đã tổng hợp được khi làm banner, giúp chiến dịch Marketing Online của bạn thuận lợi hơn.

1. Chuẩn kích thước

Tuỳ vào mục đích xây dựng và đặc điểm nội dung mà mỗi website có một giao diện thiết kế không giống nhau, vì vậy kích thước của các banner cũng có đôi chút khác biệt. Trước khi bắt tay vào thiết kế bạn nên tham khảo trước bố cục của những website mà mình định đặt quảng cáo để lên ý tưởng sao cho phù hợp.

Để tiện hơn cho việc đặt banner, các website thường được thiết kế theo kích thước chuẩn như sau, bạn có thể tham khảo để lên bố cục.

2. Sắp xếp chi tiết quan trọng

Mục đích chính khi sử dụng banner là để quảng bá cho sản phẩm và doanh nghiệp, ngoài ra còn hỗ trợ làm tăng lượng traffic đổ về website chính. Vì vậy trong banner thường có một số chi tiết quan trọng như tên/logo của doanh nghiệp, nội dung quảng cáo và nút call-to-action (kêu gọi hành động). Tuỳ vào chiến lược Marketing Online của doanh nghiệp mà cách sắp xếp, thứ tự ưu tiên của các yếu tố này sẽ thay đổi, nhưng nhìn chung đều tuân theo một số quy luật sau:

– Logo doanh nghiệp: Đây là chi tiết mà nhiều người thường quên khi thiết kế banner, bạn nên sắp xếp chúng tại vị trí cao nhất của banner, dễ dàng nhận thấy, không nên trùng với màu nền và tách biệt hẳn với nội dung quảng cáo để tránh rối mắt.

– Nội dung quảng cáo: Phần nội dung có thể chỉ là ảnh hoặc kết hợp giữa ảnh với văn bản, cần phải trình bày sao cho thật ấn tượng với màu sắc bắt mắt, cách nhấn mạnh câu chữ,… Đây cũng là phần chính của banner nên chiếm phần lớn không gian banner để thu hút người xem.

– Nút hành động: Thông thường, để tăng tính kích thích cho người xem các banner sẽ được thêm một nút kêu gọi hành động (call-to-action) như “Đăng ký ngay”, “Mua ngay”,… Chi tiết này thường ở cuối banner, thiết kế nổi bật, dễ nhận thấy. Bạn có thể tham khảo bài viết 7 cách tận dụng call-to-action trong kinh doanh online để hiểu rõ hơn.

3. Đừng quá cầu kỳ

Tiêu chí của banner là ấn tượng và thu hút, vì vậy đừng cố nhét vào đó quá nhiều chi tiết hoặc nội dung quảng cáo, chỉ làm cho người xem cảm thấy rối mắt. Hình ảnh minh hoạ cũng không nhất phải cầu kỳ, đơn giản, dễ hiểu, thông điệp rõ ràng là đủ. Khoảng cách giữa các chi tiết phải phù hợp, không quá rộng hay quá hẹp.

4. Tạo khung cho banner

Đối với những banner có màu nền gần giống hoặc trùng với màu của website đặt quảng cáo thì bạn nên tạo khung để làm cho banner nổi bật hơn. Tuỳ vào mức độ trùng màu mà khung viền có thể đậm nhạt khác nhau, thường là khung đen hoặc trắng. Còn đối với các banner không nằm trong trường hợp trên thì bạn tạo độ nổi hoặc bóng sẽ ấn tượng hơn.

(Còn tiếp…)

Đọc thêm bài viết khác tại đây:

Kinh nghiệm thiết kế banner trong Marketing Online (P2)

Kinh doanh giày và những điều cần biết

Những lưu ý khi chọn nguồn hàng giày dép


Chia sẻ bài viết này