Người xưa có câu: “Thương trường như chiến trường” bởi vậy khi bạn bước chân vào lĩnh vực kinh doanh, hãy luôn thận trọng trong từng hành động của mình. Tuy vậy, đối với mỗi ngành nghề kinh doanh lại có những hướng đi khác nhau để phát triển và nếu không có một kế hoạch được hoạch định rõ ràng trước khi bạn bước đi, sớm muộn bạn sẽ rơi vào thế bí, lạc lõng và không có lối thoát, tất nhiên là khi đó bạn sẽ phải đóng cửa công việc kinh doanh của mình. Kinh doanh giày cũng không ngoại lệ, đặc biệt là hiện nay, lĩnh vực giày dép đang có sự cạnh tranh rất lớn trên thị trường, kể cả thị trường online lẫn truyền thống. Nếu không có hướng đi đúng đắn, thất bại sẽ là điều tất nhiên. Câu hỏi ở đây là, bạn đã và đang làm những gì để giúp cho việc kinh doanh của mình trở nên tốt hơn, đạt được mục tiêu mà mình đề ra.
1. Mục tiêu trong kinh doanh giày của bạn là gì?
Mục tiêu trong quá trình kinh doanh của bạn có phải là những gì bạn sẽ đạt được khi kinh doanh? Bạn cần đặt ra mục tiêu rõ ràng, càng cụ thể càng dễ thực hiện và đánh giá hiệu quả càng cao, bạn có thể định lượng về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm.
Sau đó, bạn cần đưa ra cách thức đánh giá hiệu quả ví dụ như về doanh thu, lợi nhuận hàng tháng, số lượng đơn hàng/ngày, bao nhiêu nhân viên, bao nhiêu thị phần,… sau thời gian bao nhiêu thì đạt được mức nào… Những mục tiêu này cần thông minh, cụ thể, có thể đạt được và đo lường, thực tế và có thời hạn rõ ràng. Tốt nhất là bạn nên thiết lập những mục tiêu có thể đo lường được, bởi chỉ có thể đo lường được thì việc đánh giá mới chuẩn xác và có hiệu quả cao.
Những lưu ý khi chọn nguồn hàng giày dép
Mách bạn 4 ý tưởng kinh doanh độc đáo tại nhà cực nhàn
2. Điều gì tạo nên sự khác biệt? Lợi thế của bạn là gì?
Kinh doanh như một trận chiến khốc liệt. Thế giới kinh doanh rất rộng lớn và các doanh nghiệp khởi nghiệp ngày càng nhiều như nấm sau mưa, nhưng không phải đơn vị nào cũng tồn tại được và thành công. Cùng một thị trường mục tiêu, có hàng chục, hàng trăm đơn vị khác cũng có sản phẩm tương tự như bạn, thậm chí, có những shop có tiếng lâu hơn, có địa điểm đẹp hơn và dịch vụ của họ còn được đầu tư và đánh giá cao rồi. Vậy bạn có gì khác biệt để cạnh tranh với họ? Hay nói cách khác là thế mạnh cạnh tranh của bạn là gì? Nếu không muốn dần tắt ngấm và chết yểu thì bạn nên cân nhắc kỹ điều này.
Đầu tiên, bạn cần trang bị cho mình “vũ khí” trước khi ra trận, đó là kiến thức và hiểu biết về những đối thủ chính trên thị trường của mình, điều này sẽ cần bạn mất thời gian và công sức để nghiên cứu và thu thập dữ liệu. Bạn hãy tập trung vào những gì đối thủ đã và đang làm, cách họ vận hành doanh nghiệp, cách họ tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng…
Bạn cũng rất cần phải trải nghiệm thực tế dịch vụ và sản phẩm của họ, trao đổi với những khách hàng cũ và tìm kiếm trên Internet để nắm được rõ những điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ. Càng có trong tay nhiều thông tin về đối thủ, bạn càng có nhiều cơ hội tìm ra điểm khác biệt cho mình. Đôi khi, mình khó có thể chạy đua về điểm mạnh với đối thủ thì điểm mạnh của mình sẽ được xây dựng trên điểm yếu của họ. Ví dụ như về giá cả của các đôi giày, bạn chỉ là một cửa hàng nhỏ nên khó có thể cạnh tranh về giá thì việc cạnh tranh về chế độ bảo hành, dịch vụ chăm sóc sẽ giúp bạn ghi điểm nhiều hơn trong mắt khách hàng.
3. Khách hàng mục tiêu của bạn ai?
Nếu câu hỏi này bạn không trả lời được thì đừng kinh doanh nữa. Cũng giống như việc viết bài thì phải hướng đến người đọc là ai thì kinh doanh cũng vậy, bạn bán giày hướng đến những đối tượng nào, ai sẽ là khách hàng mục tiêu chính của bạn. Ví dụ, bạn lựa chọn kinh doanh giày VNXK thì khách hàng mục tiêu của bạn sẽ là chị em công sở, bà mẹ nội trợ, hay nếu kinh doanh giày dép giá rẻ, đối tượng chính sẽ là học sinh, sinh viên.
Đối tượng sẽ phù hợp với loại hình giày dép mà bạn lựa chọn kinh doanh. Nếu bạn áp sai đối tượng, bạn sẽ hình dung kiểu như bạn đang mỏi miệng quảng cáo bán thịt cho người ăn chay cả.
4. Cân nhắc khả năng tài chính
Bạn có bao nhiều vốn để bắt đầu khởi nghiệp? Số vốn đó đến từ đâu Với mỗi số vốn tương ứng, bạn sẽ có cách phân bổ nguồn lực tài chính khác nhau. Ví dụ như bạn sẵn sàng bỏ ra 300 triệu để kinh doanh thì nên đầu tư ở mức nào, dành cho nhập hàng, chi phí mở cửa hàng, chi phí khai trương, marketing… Nhưng nếu bạn chỉ có 10 triệu đồng thì sao? Bạn vẫn hoàn toàn có thể bắt đầu ước mơ có được một cửa hàng giày cho riêng mình bằng cách bán hàng online, chắt chiu từng đồng để nhập hàng và kinh doanh.
Những đầu mục phân chia ngân sách, bạn cần liệt kê đầy đủ, cụ thể và đảm bảo rằng sẽ có một khoản nhất định để duy trì hoạt động của shop trong một thời gian nào đó, đủ để nó tự nuôi nó, sau đó là sinh lời.
5. Kế hoạch phát triển kinh doanh của mình như thế nào?
Giả sử mọi thứ đã sắp xếp đâu ra đấy, việc của bạn bây giờ chỉ là bắt đầu bán hàng mà thôi. Nhưng bạn sẽ bán như thế nào? Tìm kiếm khách hàng ra sao? Tiếp cận họ như thế nào? Làm sao để họ mua ngay hàng của mình và quay lại trong những lần mua hàng tiếp theo?…
Cụ thể cách bạn có thể bán được hàng, càng nhiều cách thức, càng nhiều kênh bán hàng càng tốt. Điều đó sẽ gia tăng cơ hội bán hàng cho bạn, nhưng bạn cũng cần phải khảo sát và thẩm định các kênh phù hợp, tránh đổ dồn lực vào những kênh không mang lại hiệu quả.