Định vị thương hiệu khi mới khởi nghiệp kinh doanh (phần 2)

Định vị thương hiệu được xem là xác định được linh hồn cho thương hiệu. Nếu định vị thương hiệu tốt, bạn sẽ xác định được phương hướng cho Công ty. Phần 2 này tiếp tục cung cấp cho bạn những kiến thức định vị thương hiệu thành công.

3. Bảo đảm về nhân sự

Tranh thủ sự ủng hộ từ các nhà quản lý, những người quan tâm và có tác động trực tiếp đến những quyết định quan trọng trong doanh nghiệp của bạn. Quá trình xây dựng phát biểu định vị rất cần sự tham gia và đóng góp ý kiến từ họ. Ở các Công ty nước ngoài, những người này có thể là Giám đốc Điều hành (CEO), Giám đốc Tài chính (CFO). Họ cũng có thể là người quản lý bộ phận marketing và các bộ phận có liên quan như bán hàng hay chăm sóc khách hàng.

4. Tư duy định vị thương hiệu đúng hướng

Trước khi bắt đầu các cuộc họp bàn về định vị, bạn nên cung cấp cho mỗi người trong nhóm làm việc của mình nhưng hiểu biết về vấn đề này một cách cơ bản và chính xác nhất. Kế đến, liệt kê các mục tiêu vê kết quả và lợi ích mà chiến dịch truyền thông sẽ đem lại và gửi cho mỗi thành viên ngay trong buổi họp đầu tiên. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc trong quá trình triển khai từng bước bản kế hoạch truyền thông. Bên cạnh đấy, chỉ ra những lợi ích to lớn mang tính chiến lược lâu dài như: xây dựng được “bản sắc”, thương hiệu thông qua những thông điệp nhất quán, gắn liền với nhau và thực sự khác biệt so với các đối thủ. Cao hơn nữa là phới hợp với các hoạt động marketing khác nhằm “chiếm giữ” tâm trí của khách hàng mục tiêu.

5. Tìm ý tưởng cho quá trình định vị thương hiệu

Trong những buổi thảo luận đầu tiên, hãy tập trung vào việc góp nhặt ý tưởng từ nhiều góc độ khác nhau. Hãy để mọi người trao đối và tranh luận về 7 câu hỏi chủ đạo của một phát biểu định vị. Nhưng nghiên cứu về thị trường và nhận thức của người tiêu dùng có vai trò quan trọng, đề có được cái nhìn khách quan và mang tính thực tế đối với việc thiết lập định vị cho công ty. Một lần nữa, xin lưu y rằng, bạn không được bỏ quên đối thủ cạnh tranh. Hãy tìm hiểu xem đối thủ của bạn đang “nói” về họ như thế nào, dựa trên định vị thương hiệu của họ là gì?

Những chuyên gia tư vấn, nhân viên cấp cao hay đại diện của Công ty quảng cáo cũng cần tham gia buổi thảo luận và đóng góp ý kiến. Một trong những nguyên tắc trong quá trình xây dựng phát biểu định vị, là những người tham gia cần lắng nghe lẫn nhau và đóng góp ý kiến trên tinh thần xây dựng. Việc gặp mặt trực tiếp sẽ giúp họ nắm vững và thấu hiểu những gì đang diễn ra. Có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ để thể hiện ý tưởng một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Hãy bố trí một thư ký có kinh nghiệm để chắc chắn ràng, tất cả ý tưởng và ý kiến của mọi người đều được ghi lại cẩn thận. Sau đó, mọi ý tưởng nên được dán lên nơi mà ai cũng có thể nhìn thấy, những ý chính trong cuộc họp cũng nên được thư kí ghi lại và gửi email cho mọi người.

6. Thách thức suy nghĩ

Nhắc đi nhắc lại với nhóm làm việc của bạn rằng, mục đích của chúng ta là vạch ra hướng đi cho mình, bằng cách xác đinh đâu là vị trí hiện tại, đâu là vị trí mà chúng ta sẽ đạt đến. Để làm được điều này, cần nghiên cứu điểm mạnh, điềm yếu của đối thủ và của chính bạn, cũng như các thời cơ và nguy cơ tiềm tàng. Phải luôn nhớ rằng, những gì bạn tìm kiếm là một định vị hợp lý và sắc bén để “chiến đấu “ với đối thủ chứ không phải là ý kiến mơ hồ, xa vời và thiếu tính thuyết phục.

Điều khó khăn nhất mà bạn sẽ gặp phải là xác đinh cho mình một điểm khác biệt. Trong “22 điều luật marketing bất biến” của mình, Al Rises có nhắc đến “Luật tập trung”. Khác biệt hóa là vấn đề thiết yếu ở đây. Nếu bạn và ban lãnh đạo công ty không thể xác định và làm nên sự khác biệt của mình so với đối thủ thì có lẽ bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng rồi đây.

Thông thường, các buổi họp sẽ đi đến sự khác biệt về giá, đơn giản chỉ vì nó dễ và ít gây tranh cãi. Tuy nhiên, nếu bạn đã xem qua “Khác biệt hay là chết” của Jack Trout hay đã từng nếm mùi thất bại vì suy nghĩ chủ quan này, bạn sẽ đồng ý với tôi rằng, lấy giá cả làm sự khác biệt chẳng mấy khi mang lại một kết quả tốt đẹp. Kết quả bạn cần phải đạt được là một phát biểu định vị tương hiệu và thông điệp đi kèm phản ánh được tình hình thực tế của doanh nghiệp, cũng như giúp bạn, xây dựng và củng cố được vị trí mong muốn của mình trên thị trường. Và hãy luôn nhớ rằng, việc tự tuyên bố mình là “người dẫn đầu” chẳng giúp gì được bạn nhiều, mà chính các hoạt động marketing khôn ngoan và bản lĩnh trên thị trường mới có thể giúp bạn biến mong muốn thành sự thật.

Định vị thương hiệu khi mới khởi nghiệp kinh doanh (phần 1)

Marketing và những điều nhà quản trị cần biết

Làm sao để thực hiện SMS Marketing hiệu quả?


Chia sẻ bài viết này