Tìm hiểu về nguồn gốc hàng hóa là điều rất quan trọng cho những người muốn khởi nghiệp kinh doanh một cách chân chính, và ngay cả những người tiêu dùng thông minh muốn tìm được những sản phẩm tốt nhất cho gia đình mình. Từ những nhu cầu thực tiễn này, Kinh Doanh Việt xin chia sẻ với các bạn độc giả về nguồn gốc các loại hoa quả được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam hiện nay. Qua đó, các bạn sẽ phần nào hiểu được các loại hoa quả xịn giá rẻ hàng ngày mình mua bắt nguồn từ đâu, và những người muốn khởi nghiệp kinh doanh bán hoa quả một cách chân chính sẽ cần biết phải làm gì để tạo dựng niềm tin và duy trì sự bền vững trong sự nghiệp kinh doanh của mình.
Theo Tuổi Trẻ
Các đầu mối đổi buôn trái cây tại Việt Nam nhìn chung được nhập phần lớn từ nước ngoài, trong đó Trung Quốc là chủ yếu, một phần còn lại do một số nơi trên địa bàn Việt Nam trực tiếp cung ứng, như cam Hà Giang, Hàm yên, nhãn Hưng Yên…
Trái cây được nhập khẩu chính ngạch
Với những loại trái cây được nhập khẩu theo đường chính ngạch cần đảm bảo được những tiêu chí về chất lượng, phương thức bảo quản phòng lạnh, khử vi khuẩn rất khắt khe, trong khi đa số các loại trái cây bày bán ở các sạp, hay chợ lại không hề có bất cứ quy trình kiểm duyệt nào.
Ngoài ra nếu nhập chính ngạch, trái cây cần được niêm yết nghiêm chỉnh, các thông tin về nguồn gốc sản phẩm, giá bán, nhãn mác, mùa vụ, và có cả thông tin phụ tiếng Việt được công khai. Hơn nữa, những cửa hàng bán các loại sản phẩm chất lượng này cũng cần phải trình được các giấy tờ có liên quan, như giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của phòng thương mại bên quốc gia xuất khẩu cung cấp, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cảu cả bên nước nhập khẩu và bên xuất khẩu để đảm bảo các tiêu chí về chất bảo quản, sâu bệnh được an toàn cho người dùng.
Vì vậy, nếu muốn làm ăn uy tín, lâu dài được người dùng ủng hộ, bạn cần tìm đến các mối hàng chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có như vậy công việc kinh doanh của bạn mới vững vàng được.
> Có thể bạn chưa đọc
7 tuyệt chiêu sử dụng Facebook để thăm dò đối thủ cạnh tranh
Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018
Các loại hoa quả được nhập qua đường tắt
Qua đường tắt nghĩa là chúng không không được nhập khẩu về nước một cách minh bạch, mà được vận chuyển lậu qua biên giới hay các cửa khẩu. Đa số các loại trái cây này đều được tẩm một lượng hóa chất rất lớn nhằm tạo mẫu mã đẹp và tăng thời gian bảo quản lên 3-4 tháng.
Chợ đầu mối trái cây nổi tiếng ngoài Bắc phải kể đến là chợ Long Biên. Vào lúc 2-3 giờ sáng khi mọi người đang chìm say trong giấc ngủ yên tĩnh, thì tại đây lại nhộn nhịp, sầm uất, với hàng loạt các xe tải chở hàng chạy nườm nượp, pha lẫn tiếng truyện trò, trả giá, mời chào của các con buôn. Các loại hoa quả được vận chuyển chủ yếu là lê, táo, cam, quýt, nho… được đóng vào các thùng nhỏ gắn mác Trung Quốc. Đa số các loại hàng này đều được nhập khẩu từ những cửa khẩu tiểu ngạch ở Tân Thanh (Lạng Sơn), Lào Cai…
Trong khi đó, chợ nông sản Thủ Đức lại là chợ đầu mối trái cây, rau củ lớn nhất tại TP.HCM. Mỗi đêm sẽ có hàng loạt các container đánh hàng tập kết tại đây, trước khi chúng được chuyển qua các xe tải nhỏ hơn và phân phối tới các chợ đấu mối hay các khu vực nhỏ trên thị trường. Ước tính, tại đây mỗi đêm phải tiêu thụ đến vài trăm tấn hoa quả, rau củ các loại.
Mặc dù các loại hoa quả từ Trung Quốc chiếm một số lượng lớn như vậy, nhưng khi được bán ra thị trường, tại sao chúng ta không còn nhìn thấy nhãn mác “China” trên hoa quả, mà đa số chúng đều được người bán giới thiệu là Táo Mỹ, Nho Mỹ, hay cam Hà Giang, nhiều loại còn có tem mác đàng hoàng dù giá bán siêu rẻ?
Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người
Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay Công ty thiết kế web bán hàng và báo giá thiết kế website bán hàng để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.
Quá trình hô biến táo Trung Quốc thành táo Mỹ qua 1 cái tem
Khi hàng hóa được tập kết tại các chợ đầu mối, chúng vẫn còn nguyên các tem, nhãn mác Trung Quốc. Tuy nhiên, các loại bao bì, nhãn mác ngay sau đó đã bị các tiểu thương trong nước bỏ đi và thay bằng các tem nhãn ngoại, với mục đích trà trộn làm thay đổi nguồn gốc thực sự, biến trái cây Trung Quốc thành nho Mỹ, táo Mỹ, cam Thái Lan, táo New Zealand để đánh lừa người tiêu dùng và bán giá cắt cổ.
Thông thường, trên các bao bì, hay trên từng trái cây như táo hay cam sẽ được gán một chiếc tem nhỏ hoặc một mẫu giấy vào trắng do nhà cung cấp ở nước ngoài dán, và ghi trên đó xuất xứ của sản phẩm. Tuy nhiên, các tem này được làm một cách hết sức sơ khai, chúng không có dấu chỉ đặc biệt giống như tem mác trên nhiều sản phẩm khác như rượu, mũa bảo hiểm, các loại tem chống hàng giả. Vì vậy, việc làm giả những cái tem có xuất xứ hàng ngoại xịn là không hề khó để các tiểu thương kiếm lợi nhuận.
Trong khi một số siêu thị như Fivimart, Big C chuyên bán hoa quả nhập khẩu có nguồn gốc từ New Zealand, Australia, Mỹ, Chile, Nam Phi, với giá khá cao, nên người tiêu dùng chủ yếu chỉ mua khi có nhu cầu biếu tặng người khác. Trong khi đó, các loại trái cây được mệnh danh “hàng ngoại” lại có giá chỉ bằng một nửa, thậm chí thấp hơn nữa nên khiến không ít người tiêu dùng lựa chọn.
Đặc biệt hơn, nhiều người hiện nay cũng hối hả rao bán hoa quả xách tay trên các diễn đàn, mạng xã hội, với giá mềm, chẳng hạn như cam Australia chỉ 77.000 đồng/kg, nho đen chỉ 195.000 đồng/kg… trong khi họ không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ của các mặt hàng này.
Với một lượng hóa chất dư thừa rất lớn trên các loại hoa quả này, chúng chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến vô sinh do các chất có chứa carbendazim và tebuconazole trong nho và mận, gây hại cho gan, mắt, và nhiều mầm bệnh ung thư nguy hiểm khác.
Nếu đang có ý định nhập hàng từ các chợ đầu mối này, bạn cần đề phòng và cảnh giác để tránh mua phải hàng Trung Quốc, nhưng giá bán ra lại “ăn theo” trái cây Mỹ. Cần yêu cầu người bán trình được cái giấy tờ chứng minh nguồn gốc của trái cây, và giấy kiểm duyệt vệ sinh an toàn thực phẩm.