Tâm lý sính ngoại là đặc điểm chính của người tiêu dùng Việt hiện nay và thậm chí còn được coi là một căn bệnh, từ việc thích học ở nước ngoài, thích uống rượu Tây đến xài đồ hiệu, mua hàng xuất xứ từ nước ngoài… Dễ dàng có thể nhận thấy, thị phần đồ ngoại luôn được ưa chuộng và có chỗ đứng vững chắc trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là hàng hóa xuất xứ từ Nga.
Trong 2 tháng gần Tết, thị trường hàng nhập từ Nga tại Việt Nam mở rộng bởi việc đồng rup giảm giá mạnh so với đô la Mỹ. Nếu như trước kia một đôla Mỹ chỉ đổi được 35 rup thì hiện nay có thời điểm đổi được tới 80 rup. Đồng rup mất giá, các chủ thương đổ xô nhập hàng Nga mang về bán với hy vọng thu được lợi nhuận cao.
Hàng Nga tràn ngập trên các kệ hàng
Mặc dù hàng nhập từ Nga khá phong phú nhưng nhìn chung thị phần hàng thực phẩm, bánh kẹo vẫn được mọi người ưa chuộng hơn cả. Dạo một vòng trên các website bán hàng trực tuyến, group mạng xã hội dễ dàng có thể bắt gặp những lời chào mời như “hướng dương, bánh kẹo, phô mai vừa nhập từ Nga về giá lại rất rẻ. Mọi người tranh thủ mua trong lúc đồng rup mất giá, số lượng không nhiều”.
Fanpage shop Tanita – chuyên bán thực phẩm xách tay Nga và sữa cho các bé
Trên fanpage shop Tanita – cửa hàng chuyên thực phẩm xách tay Nga và sữa cho các bé lớn tại Hà Nội, có thể nhận thấy trong những ngày gần Tết số lượng sản phẩm được nhập lớn gấp đôi, thậm chí gấp ba thời điểm khác trong năm. Chủ shop chia sẻ “Vào những ngày cuối năm sức tiêu thụ tăng lên khá nhiều, các mẹ thường mua sữa dự trữ cho còn và mọi người thường mua bánh kẹo rượu thực phẩm trước khi cận Tết để tránh việc giá tăng.”
Giá cả cửa những loại sản phẩm đặc trưng từ Nga cũng khá “mềm”, thích hợp với túi tiền của người tiêu dùng, đặc biệt với những người có mối hàng xách tay trực tiếp từ Nga về như chủ shop Tanita “Hàng bên mình có 2 mối chính: thứ nhất là bố mình đang ở Nga nên trực tiếp đến các siêu thị Metro Asan lớn mua, gửi về. Thứ hai thông qua các tiếp viên”. Chính vì điều này hàng của shop cũng khá mềm so với thị trường. Sữa Agusa nước có giá 55.000 đồng, sữa dê vitacare 630.000, sữa Nan 800gr có giá 620.000 đồng. Tại một số quầy hàng bánh kẹo khác, nhiều loại sản phẩm đặc trưng của Nga như hướng dương con vịt 200gr có giá 60.000 đồng, hướng dương bà già đeo kính 150.000 đồng/nửa cân…
Hàng bánh kẹo Nga được người Việt rất ưa chuộng
Ngoài các mặt hàng thực phẩm khô , bánh kẹo quen thuộc thì đồ điện tử, mỹ phẩm cũng được các chủ shop ồ ạt nhập về. Trong bài phỏng vấn trên báo vnexpress ngày 20/12/2014, chị Lan Anh chuyên kinh doanh hàng từ Nga cho biết “ Cửa hàng mình vừa nhập một lô máy tính từ Nga. Mỗi chiếc có giá gần 380 USD, nếu tính cả công mang về Việt Nam và một số chi phí phụ thì giá sẽ dao động tầm 10 triệu đồng, vẫn rẻ hơn 3 đến 4 triệu so với giá trong nước đang bán”.
Mặc dù so với những nước khác như Thái, Pháp, Mỹ… mỹ phẩm, thời trang của Nga chưa thực sự nổi bật nhưng nhờ giá cả đang có chiều hướng giảm nên chúng được khá nhiều người săn tìm. Bạn có nick name Natalia Phạm chia sẻ trên vnexpress “Tôi thấy đồ xuất xứ từ Nga khá là tốt. Tháng trước tôi mới mua mỹ phẩm của Nga sản xuất về cho vợ dùng, vợ rất thích, khen là tốt hơn hẳn số mỹ phẩm lần trước đi mua ở Hà Lan hoặc Hồng Kong”. Ngoài ra bạn cũng rất tin tưởng vào sự đánh giá của vợ “Vợ mình đi công tác ở rất nhiều nước ở Tây Âu, Úc và có dịp dùng đồ Tây khá nhiều. Vợ mình cũng khá kỹ tình vì du học bên Tây về nên mình rất tin vào những lời nhận xét đó về mỹ phẩm của Nga.”
> Có thể bạn chưa đọc
7 tuyệt chiêu sử dụng Facebook để thăm dò đối thủ cạnh tranh
Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018
Giá giảm không đủ cõng chi phí vận chuyển
Hàng xuất xứ từ Nga mặc dù đang hút khách nhưng nhìn chung giá cả có giảm nhưng không quá lớn. Chủ shop Tanita là người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc đánh hàng từ Nga cho biết “Nhiều người cứ nghĩ rằng đồng rup mất giá thì hàng nhập về giá sẽ giảm mạnh nhưng trên thực tế khi tiền mất giá thì đồng nghĩa với việc giá cả các mặt hàng tăng lên rất mạnh và cước vận chuyển cũng tăng theo. Chi phí vận chuyển hàng vào cuối năm thường tăng gấp đôi so với đầu năm, từ 7 USD lên tới 14 USD/1kg. Giá hàng mua tại Nga có thể rẻ hơn một chút nhưng thường không thể cõng lại được chi phí mang về Việt Nam”.
Giá sản phẩm giảm nhưng cước phí vận chuyển lại tăng cao
Đồng thời theo bạn, càng đến gần Tết giá sẽ càng tăng cao bởi đồng rup đang phục hồi với sự hỗ trợ của chính phủ mặc dù còn chậm, hàng về chậm hơn do đợt nghỉ lễ Tết và Noel tại Nga “Hiện tại khoảng 7 ngày gần đây mình không nhập được hàng vì phía bên Nga nghỉ tết, các dịch vụ không làm”. Ngoài ra chủ shop cũng tiết lộ “Sắp tới hàng hóa tại Nga sẽ tăng giá và cước tăng khá cao. Chắc chắn các mặt hàng vào dịp Tết giá sẽ tăng mạnh.”
Những mặt hàng thực phẩm có sức mua khá lớn nên hàng vẫn được nhập đều đặn nhưng với một số website bán đồ điện tử lại gặp khá nhiều khó khăn. Mọi người thường ghé thăm bởi tò mò chứ ít người mua laptop hay đồng hồ của Nga bởi thương hiệu kém hơn rất nhiều so với những hãng khác trên thế giới. Vì vậy nhìn chung chỉ có những người kinh doanh hàng thực phẩm, bánh kẹo Nga là có hàng về đều đặn và có sức mua mạnh còn đối với hàng điện tử thì ít người mua về bán lại.
Hàng giả, hàng nhái chen chân
Hàng xuất xứ từ Nga mặc dù chưa có thị phần quá lớn tại Việt Nam nhưng không phải vì thế mà không có hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng. Bởi không có điều kiện nhập hàng chính gốc cộng với chi phí vận chuyển khá cao nên nhiều người thường nhập hàng tại các chợ sau đó gắn nhán hàng Nga.
Trong bài viết “Hàng xách tay Nga – chớ thấy đồng rup mất giá đã mong rẻ” trên báo điện tử zing.vn, phóng viên khi điều tra tại một số cửa hàng bán thực phẩm Nga đã không khỏi sốc trước sự tràn lan của hàng nhái, hàng kém chất lượng “Các loại kẹo chocolare sữa bán theo cân không có nhãn mác, nhiều viên không bọc hết ruột thậm chí chảy nước. Lớp ngoài kẹo được pha nhiều sữa, mặc dù mang tiếng là hàng Nga nhưng mùi vì không quá khác biệt so với các loại kẹo được bán phổ biến ở thị trường trong nước.”
Hàng nhái bánh kẹo Nga đang được bán tràn lan trên mạng
Những người sành sỏi, có kinh nghiệm trong việc mua hàng không quá ngạc nhiên trước sự tràn lan của hàng nhái. Họ cho rằng hàng Nga cũng có hàng chợ và hàng siêu thị như ở Việt Nam, để lấy được giá bán buôn với số lượng lớn các chủ hàng thường lựa chọn vào các chợ mua sỉ nên chắc chắn chất lượng không thể bằng hàng chính hãng. Thậm chí trong các chợ của Nga không thiếu hàng xuất xứ made in China.
Khi mà chỉ còn 1 tháng nữa là tới Tết Nguyên Đán, nhu cầu tiêu thụ của người dân tăng lên rất nhiều. Bên cạnh các cửa hàng bán hàng chất lượng tốt như ở trên thì vẫn có rất nhiều người vì lợi nhuận trước mắt mà lừa đảo người tiêu dùng. Hy vọng sau bài viết này các bạn sẽ có được những thông tin cần thiết về hàng hóa xuất xứ từ Nga và có được kế hoạch kinh doanh chính xác trong khoảng thời gian này.
vnmaster.net– Công ty thiết kế web tốt hỗ trợ đặt tên miền. Truy cập ngay để tham khảo bảng giá website doanh nghiệp