6 chữ T: “Thần chú” vực dậy đội ngũ nhân viên

Hai yếu tố quan trọng không thể thiếu quyết định đến hoạt động của doanh nghiệp chính là khách hàng và đội ngũ nhân viên, nhưng đa số chủ công ty luôn yêu cầu nhân viên của mình xem khách hàng là trên hết và lơ là đến “cộng sự” của mình – những người có thể gây ảnh hưởng lớn đến doanh số bán hàng và khả năng sinh lợi nhuận, được ví như điểm tựa của đòn bẩy.

6 chữ T: “Thần chú” vực dậy đội ngũ nhân viên

Tinh thần chính là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất lao động của đội ngũ nhân viên. Vậy làm thế nào để nhân viên của bạn có một môi trường làm việc thoải mái và đạt hiệu quả công việc cao nhất? Đừng bỏ qua 6 chữ T dưới đây nếu bạn không muốn mất đi những cánh tay đắc lực của mình.

1. Tôn trọng

Tư duy cơ bản này đối với lãnh đạo bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là điều không thể quên, không được quên mà còn phải thực hiện một cách thiết thực. Lắng nghe và tôn trọng quan điểm cũng như ý kiến của các nhân viên là điều cần thiết như cách tôn trọng mỗi cá nhân trong xã hội. Bất luận là trong việc đề ra kế hoạch hay giao tiếp hàng ngày, hãy lắng nghe nhân viên với thái độ hữu hảo, giúp đỡ họ giải quyết mọi khó khăn. Ngoài ra khen thưởng đúng người đúng việc là cách rất hữu hiệu để khích lệ lại tinh thần nhân viên trong công ty.

Các thành viên trong công ty cần phải có sự tôn trọng lẫn nhau

Đừng để nhân viên nào cảm thấy ý kiến của mình là thừa và thiếu tôn trọng, hãy gợi ý hướng giải quyết để họ tiến hành công tác với tinh thần quyết tâm cao hơn. Nhà lãnh đạo thông minh sẽ biết cách đối nhân xử thế để chiêu mộ nhiều nhân tại và triển vọng trong lai sẽ sáng sủa hơn những doanh nghiệp chỉ biết bóc lột nhân viên để thu về lợi nhuận.

2. Trao đổi

Thông tin và giao tiếp nội bộ luôn được coi là yếu tố sống còn của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu công ty của bạn có hệ thống thông tin tích cực và hữu hiệu giữa nhân viên và sếp, nhân viên sẽ cảm thấy an tâm và thoải mái với vị trí làm việc của mình, bởi họ luôn biết rõ mọi việc xảy ra trong công ty. Năng suất làm việc sẽ cao hơn khi mọi người có xu hướng năng động hơn, quan tâm hơn đến công việc của bản thân và các hoạt động chung của công ty.

Mời ngẫu nhiên một nhóm người thuộc các phòng ban khác nhau ở những cấp bậc khác nhau đến một phòng họp rộng rãi nào đó và bắt đầu trò chuyện như một gia đình hay hướng chủ đề chính của các buổi họp vào những vấn đề quen thuộc như tinh thần làm việc, lương bổng, lợi ích hay cơ hội nghề nghiệp,… là cách làm cho nhân viên hiểu rằng họ luôn được bạn chào đón. Chỉ cần bỏ một chút thời gian để thường xuyên gặp gỡ đội ngũ nhân viên, trao đổi, lắng nghe thắc mắc và đánh giá của họ, sau đó đáp lại bằng thái độ trân trọng, bạn sẽ xây dựng được không khí thân thiện mà bạn đang nỗ lực đạt được cho doanh nghiệp của mình.

Xem Thêm

8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới

10 mẫu giày thể thao khó lòng có thể phân biệt thật giả

báo giá thiết kế website bán hàng

3. Thảo luận

Làm việc với từng cá nhân và thảo luận về các mục tiêu cá nhân của họ là phương pháp mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng nên học nếu muốn thúc đẩy công việc chung của công ty đạt được kết quả tốt nhất. Nhà quản lý trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải là đầu tàu với đầy đủ kinh nghiệm, sự khôn ngoan, kiểm soát và hướng dẫn chung cho toàn bộ nhân viên của mình. Do đó việc thường xuyên trao đổi với từng cá nhân trong công ty là cách bạn nắm rõ về nhân viên của mình, hiểu rõ về trình độ chuyên môn, năng lực cá nhân, cá tính và mục tiêu nghề nghiệp của họ. Từ đó giao đúng người đúng việc cho nhân viên dưới quyền.

Cần giải quyết tốt bài toán giữa Sếp và nhân viên

Được làm những công việc đúng sở trường và phát huy khả năng tốt nhất bằng công việc được giao sẽ khuyến khích họ hăng hái hơn và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhân viên sẽ làm việc với hiệu quả cao nhất nếu có sự thấu hiểu, ủng hộ cũng như hướng dẫn của sếp.

4. Thân thiện

Trong cuốn sách “Hãy phá vỡ các nguyên tắc” của Buckinghan và Coffman, họ đã phỏng vẫn hơn 80 ngàn nhà quản lý và kết luận rằng các nhà quản lý làm việc hiệu quả nhất là những người có thể xây dựng thành công mối quan hệ các nhân với nhân viên. Không nên quá xa cách và khắt khe với nhân viên của mình, và cũng đừng quá thân mật với bất kỳ cấp dưới nào trong công ty.

Việc giao tiếp thân thiện với đội ngũ nhân viên cũng như luôn sẵn sàng trả lời điện thoại của họ sẽ đồng nghĩa với việc bạn tạo ra thông điệp “Tôi luôn ở đây để sẵn sàng làm việc với bạn”. Cấp dưới sẽ cảm thấy hoàn toàn thoải mái sáng tạo và lao động trong một môi trường cởi mở, cũng như cố gắng hết sức trong công việc vì bạn là người sếp đáng tôn trọng.

5. Tâm lý

Tâm lý chung của các nhân viên thường hay e dè và ngại ngùng khi tiếp xúc với sếp, và bạn trong vai trò của nhà quản lý có nhiệm vụ phải xóa bỏ khoảng cách đó. Việc động viên một cách trực tiếp hay thể hiện bản thân là một người sếp tâm lý là công cụ rất hữu hiệu để khuyến khích, chia sẻ và kéo họ xích lại gần mình hơn.

Tạo dựng cho nhân viên không gian thoải mái sau giờ làm việc (ảnh công ty DKT)

Phần thưởng cho nhân viên vì làm việc tốt và những cống hiến của họ không cần phải là các khoản tiên hậu hĩnh, nó chỉ có thể đơn giản là thời gian nghỉ ngơi để xem các trận đấu World cup hay tham gia các hoạt động dã ngoại bổ ích, hoặc cũng có thể là một bữa trưa cùng nhau được phục vụ miễn phí. Họ sẽ cảm thấy hạnh phúc và chăm chỉ làm việc hơn để đón nhận những giải thưởng tiếp theo, và đương nhiên bạn sẽ trở thành ông sếp tâm lý bậc nhất trong mắt nhân viên.

Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay Công ty thiết kế web bán hàng và  báo giá thiết kế website bán hàng  để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.

6. Thoải mái

Quy định cũng như lề lối làm việc là điều không thể thiếu khi vận hành một doanh nghiệp nếu muốn đưa hoạt động kinh doanh vào quỹ đạo. Tuy nhiên việc gò bó và rập khuôn nhân viên theo một nguyên tắc nhất định sẽ khiến họ cảm thấy nghẹt thở và không có cảm hứng sáng tạo.

Là người dẫn đầu, bạn hãy “mở cửa” cho nhân viên của mình được linh hoạt trong công việc, không làm việc bừa bãi nhưng cũng không cứng nhắc trong mọi vấn đề. Chẳng hạn thay vì tổ chức cuộc họp trong phòng hội nghị, bạn có thể khởi xướng một cuộc họp ngoài trời hay bất ngờ đi đến phòng làm việc của mọi người. Tổng kết cuối năm hay các ngày lễ kỉ niệm hãy bỏ qua những bài phát biểu dài dòng ngán ngẩm mà thay vào đó tạo thêm các trò chơi và cuộc thi để mọi người cùng tham gia và giải trí hết mình sau những ngày làm việc căng thẳng.


Chia sẻ bài viết này