Chỉ quan tâm đến lợi nhuận, thiếu sự lắng nghe hay phân biệt đối xử là những yếu tố mà nhân viên bán hàng thường mắc phải làm phá hủy mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.
“Khách hàng là thượng đế” – đó là quy tắc “bất di bất dịch” trong kinh doanh dù hiện nay xuất hiện nhiều biến tướng. Tuy nhiên làm sao để đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của “thượng đế” luôn là bài toán hàng đầu cần các doanh nghiệp giải đáp. Bạn sẽ dễ dàng bị mất khách nếu như không chiều lòng hay làm phật ý khách hàng của mình. Dưới đây là 8 điều tối kỵ trong bán hàng bạn cần tránh để phục vụ khách hàng tốt hơn.
1. Lắng nghe khách hàng
Đây là điều tối thiểu một nhân viên bán hàng phải có nhưng trên thực tế hay vì lắng nghe ý kiến của khách hàng họ chỉ chăm chăm nói về sản phẩm, về cửa hàng của mình. Như một cái máy, những nhân viên này khi thấy có người quan tâm họ liền trình bày một bài diễn thuyết về sản phẩm đã được chuẩn bị trước, giới thiệu tất cả mọi thứ. Họ không nắm bắt được thực sự người tiêu dùng cần gì, họ có đủ kiên nhẫn để lắng nghe mình nói không hay ý kiến như thế nào.
Lắng nghe nhu cầu khách hàng là điều nhân viên bán hàng cần làm
Hãy chậm lại một chút, lắng nghe khách hàng nói, giải thích từng câu hỏi một, từ đó bạn sẽ hiểu được nhu cầu, sở thích, thói quen người dùng để hướng họ đến thứ cần nhất. Trong quá trình giao tiếp, hãy tạo ra tín hiệu là bạn đang có hứng thú thông qua các biểu hiện như gật đầu, tiếp xúc bằng ánh mắt hay tập trung cao độ. Như vậy khách hàng vừa cảm thấy được tôn trọng lại vừa hài lòng về sản phẩm của bạn.
2. Chỉ quan tâm đến việc bán hàng
Mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh doanh là gì? Đó chính là bán được nhiều hàng, mang lại lợi nhuận cao. Nhưng để làm được điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo cho khách hàng cảm giác thân thiện, gần gũi, muốn tiếp xúc gắn bó lâu dài. Tuy nhiên hiện nay, dưới áp lực doanh số mà hầu hết người bán tỏ ra thiếu kiên nhẫn, họ chỉ mong nhanh chóng kết thúc quá trình chào hàng để phục vụ người khác nên không ngừng thúc giục khách, không cho họ thời gian quyết định.
Một trong những thứ người tiêu dùng ghét nhất khi đi mua sắm là chịu áp lực, họ trả tiền để mua hàng, không phải mắc nợ doanh nghiệp. Thử tưởng tượng xem khi khách hàng đang ngắm những bộ váy rất xinh, băn khoăn không biết lựa chọn chiếc váy nào và cần thời gian suy nghĩ, nhưng nhân viên phụ trách tỏ ý không tiếp tục hợp tác, thúc giục họ quyết định chắc chắn vị khách hàng đó sẽ bỏ đi ngay lập tức. Hãy dành cho người mua một khoảng thời gian để ngắm, lựa chọn sản phẩm rồi hãy đưa ra lời đề nghị mua hay không.
Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người
Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay Công ty thiết kế web bán hàng và báo giá thiết kế website bán hàng để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.
3. Không biết chốt khi bán hàng
Việc chốt bán hàng cũng là một nghệ thuật rất quan trọng, làm sao để khách hàng tự nguyện mua sản phẩm chứ không khiến họ cảm thấy bị ép buộc. Tuy nhiên điều này khá khó thực hiện, có thể bạn thể hiện rất tốt ở các khâu trước nhưng đến lúc chốt sale lại lộ rõ vẻ bất lực, yếu kém. Tại sao lại vậy? Người bán hàng luôn nắm rõ thông tin về sản phẩm dịch vụ mà mình cung cấp nên rất tự tin khi giới thiệu với khách hàng. Trong các khâu này người ở thế chủ động là bạn những đến khi chốt sale thì chính là lúc khách hàng bắt đầu phản công lại với hàng loạt những thắc mắc, trăn trở.
Để tránh tình trạng này nhân viên bán hàng cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng mềm cơ bản, được thông qua các lớp đào tạo cần thiết. Có một số điều bạn cần lưu ý: lựa chọn đúng thời điểm (không nên quá vội vã khi chưa đúng thời cơ); kỹ thuật tóm tắt; mua ngay kẻo hết (làm cho khách hàng sợ); đặt ra câu hỏi mà khách hàng thích nghe (như “Liệu có đủ thời gian để làm rồi giao hàng theo deadline của chị không?”, “Tôi có thể thảo hợp đồng để ta có thể tiến hàng ngay chứ”.
4. Thiếu kiến thức
Yếu tố tối kị trong bán hàng, nó thường xuất hiện ở những nhân viên mới vào nghề hoặc có sản phẩm mới vừa được nhập về. Khi bán hàng, điều cơ bản nhất mọi nhân viên phải nắm được là hiểu rõ về sản phẩm từ công dụng, nơi sản xuất, thành phần cấu tạo, quá trình bảo quản đến giá thành từ đó đưa ra lời khuyên cho khách hàng. Ngoài những kiến thức đó, họ còn phải cập nhật cho mình những hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh, vấn đề liên quan: ví dụ bán mỹ phẩm cần biết về make up, làm đẹp, lựa chọn màu sắc.
Một nhân viên thiếu hiểu biết sẽ khiến khách hàng khó chịu, cảm thấy doanh nghiệp không tôn trọng người mua. Bên cạnh đó trong nhiều trường hợp sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng từ sự tư vấn sai lầm, cung cấp thông tin không chính xác. Trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức này sẽ khiến khách hàng cảm thấy bạn là một người đáng tin cậy, và sản phẩm bạn bán cũng chất lượng như lời bạn nói vậy.
> Có thể bạn chưa đọc
7 tuyệt chiêu sử dụng Facebook để thăm dò đối thủ cạnh tranh
Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018