Bất kỳ ai mới bắt đầu hoặc đang mở rộng kinh doanh sẽ tiêu thụ đáng kể các nguồn tài nguyên tiền bạc, công sức hoặc thời gian và dự kiến sẽ mang lại lợi nhuận đều nên dành thời gian để dự thảo bản kế hoạch kinh doanh.
5 lý do bạn cần phải viết bản kế hoạch kinh doanh
Có nhiều lý do để viết bản kế hoạch kinh doanh, trong số đó phải kể đến 5 lý do sau đây:
1. Bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh
Trước đây, những người viết bản kế hoạch kinh doanh thường là doanh nhân đang tìm kiếm nguồn vốn để giúp họ bắt đầu công việc kinh doanh mới. Nhiều công ty lớn đã bắt đầu từ hình thức của bản kế hoạch được sử dụng để thuyết phục các nhà đầu tư bỏ ra nguồn vốn cần thiết để tạo dựng nền tảng ban đầu.
2. Bạn sở hữu doanh nghiệp lâu năm và đang tìm kiếm sự giúp đỡ
Nhiều bản kế hoạch kinh doanh được viết bởi và viết cho các công ty đã trải qua giai đoạn khởi nghiệp, nhưng cũng chưa đạt đến trạng thái công ty lớn. Những doanh nghiệp ở giai đoạn giữa này có thể soạn thảo bản kế hoạch giúp họ tìm kiếm vốn để phát triển. Họ có thể cảm thấy sự cần thiết của bản kế hoạch để giúp quản lý một doanh nghiệp đã phát triển nhanh chóng, truyền đạt sứ mệnh và triển vọng của doanh nghiệp đến với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các bên có quan tâm khác. Bản kế hoạch kinh doanh có thể giải quyết các giai đoạn tiếp theo trong quá trình sống của doanh nghiệp.
Bạn sở hữu doanh nghiệp lâu năm và đang tìm kiếm sự giúp đỡ
Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người
Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay bảng giá website doanh nghiệp để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.
3. Bạn cần xác định mục tiêu của mình
Có rất nhiều lựa chọn khi nói đến việc khởi nghiệp kinh doanh, bao gồm quy mô, vị trí… và tất nhiên cả lý do tồn tại. Bạn sẽ có thể xác định tất cả những điều này và nhiều khía cạnh kinh doanh khác với sự giúp đỡ của bản kế hoạch kinh doanh. Nó buộc bạn phải suy nghĩ thông qua tất cả các lĩnh vực hình thành nên ý tưởng chính cho đến những chi tiết nhỏ nhất. Bằng cách này, bạn không bị rơi vào tịnh trạng ở những phút cuối cùng mà trang web của bạn vẫn chưa được phát triển hoặc bạn vẫn còn hầu hết hàng hóa trong kho hàng và không có cách nào để vận chuyển.
4. Bạn đang cố gắng để dự đoán tương lai
Có vẻ không trung thực khi nói rằng bản kế hoạch kinh doanh không thể dự đoán tương lai. Tất cả những dự báo và dự đoán là để làm gì nếu chúng không có ý định dự đoán tương lai? Tuy nhiên, thực tế là không có dự đoán hay dự báo nào thực sự là chắc chắn về tương lai. Điều tốt nhất bạn có thể làm là lên kế hoạch một cách logic và có hệ thống cố gắng để cho thấy những gì sẽ xảy ra nếu một kịch bản cụ thể diễn ra. Bạn sẽ sử dụng nghiên cứu, dự báo bán hàng, xu hướng thị trường và phân tích cạnh tranh của mình để đưa ra các dự đoán được suy nghĩ cặn kẽ về việc doanh nghiệp phát triển như thế nào nếu bạn có thể làm theo một kế hoạch cụ thể. Ở một số mức độ, bạn có thể tạo ra tương lai của mình thay vì chỉ đơn giản là cố gắng để dự đoán nó nhờ vào những quyết định bạn đưa ra. Ví dụ, bạn có thể sẽ không có được doanh nghiệp triệu đô trong mười năm, nếu bạn đang cố gắng để khởi nghiệp và vận hành doanh nghiệp gia đình nhỏ. Quyết định của bạn về tốc độ tăng trưởng từ đó sẽ tác động vào dự đoán và kết quả của bạn.
Bạn đang cố gắng để dự đoán tương lai
Xem Thêm
8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới
10 mẫu giày thể thao khó lòng có thể phân biệt thật giả
báo giá thiết kế website bán hàng
5. Bạn muốn kiếm tất cả số tiền bạn sẽ cần
Bản kế hoạch kinh doanh không thể đảm bảo rằng bạn sẽ kiếm được tất cả số tiền bạn cần vào bất kỳ thời gian nhất định nào, đặc biệt là trong giai đoạn khởi nghiệp. Ngay cả khi bạn thành công trong việc tìm kiếm nhà đầu tư, khả năng là bạn sẽ không nhận được nhiều như những gì bạn yêu cầu. Có thể sẽ có một sự khác biệt lớn giữa những gì bạn phải từ bỏ để có được nguồn vốn, chẳng hạn như phần lớn quyền sở hữu hoặc kiểm soát. Hoặc bạn có thể phải thực hiện các điều chỉnh nhỏ nếu bạn không thể kiếm được khoản tiền như bạn mong muốn.
Theo một khía cạnh khác, bản kế hoạch kinh doanh được sử dụng để tìm kiếm vốn là một phần của cuộc đàm phán đang diễn ra giữa bạn và những người ủng hộ tài chính tiềm năng của bạn. Phần bạn mô tả nhu cầu tài chính của mình trong bản kế hoạch có thể được xem xét trong đàm phán này. Hơn thế nữa, bản kế hoạch kinh doanh là điểm mở cửa tuyệt vời – nó xác định, toàn diện và rõ ràng.
Nhưng bạn biết những gì sẽ xảy ra trong các cuộc đàm phán: chúng bị cắt xén đi, điều kiện bị thay đổi và đôi khi toàn bộ cuộc đàm phán bị đổ bể dưới sức ép của tối hậu thư từ một trong các bên tham gia. Liệu điều này có nghĩa là bạn nên yêu cầu nhiều tiền hơn bạn thực sự cần trong kế hoạch của mình hay không? Trên thực tế, đó cũng có thể không phải là chiến lược tốt nhất. Các nhà đầu tư nhìn thấy rất nhiều bản kế hoạch sẽ nhận ra nếu bạn đang yêu cầu quá nhiều tiền. Một động thái như vậy sẽ có khả năng bị xa lánh bởi những người không ủng hộ nhiệt tình kế hoạch của bạn. Có thể sẽ là một ý tưởng tốt hơn khi yêu cầu nhiều hơn một chút so với bạn nghĩ là vừa đủ, cộng với điều kiện tốt hơn một chút so với bạn thực sự mong đợi.
(Tổng hợp từ www.entrepreneur.com)