Kinh nghiệm mở cửa hàng bán lẻ (Phần 2)

Ngày nay mở một cửa hàng bán lẻ không đơn thuần là chỉ cung cấp những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày mà bạn còn phải cung cấp cả một dịch vụ chuyên nghiệp cho người tiêu dùng, một dạng mô hình giống siêu thị mini. Mở một cửa hàng bán lẻ là điều tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng thực ra lại rất phức tạp. Để cửa hàng của mình có thể kinh doanh tốt, nhà bán lẻ phải xác định được các yếu tố liên quan có thể ảnh hưởng đến chất lượng bán hàng, cách hạn chế những rủi ro và cách giúp kinh doanh phát triển. Dưới đây là những yếu tố mà các nhà quản lý bán lẻ nên quan tâm trước khi chuẩn bị mở cửa hàng bán lẻ.

Kinh nghiệm mở cửa hàng bán lẻ (Phần 1)

“Sửng sốt” về những sai lầm khi bán hàng cho khách

7. Áp dụng một chính sách giá tốt

Giá không phải là một vấn đề đơn giản như nhiều người nghĩ. Bạn muốn khách hàng của mình cảm nhận rằng giá của bạn là xứng đáng với món hàng mà họ mua, nhưng khái niệm “giá xứng đáng” có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau đối với nhiều người. Vị trí tiện lợi và giờ mở cửa của cửa hàng bạn, chất lượng của sản phẩm nói chung, và dịch vụ khách hàng của bạn cũng đều có tác động đến sự cảm nhận của khách hàng về khái niệm “giá xứng đáng”. Nếu cảm nhận của khách hàng về những yếu tố trên đều là cảm nhận tốt, thì điều đó có nghĩa rằng giá của bạn là xứng đáng. Ngược lại, khách hàng sẽ cho rằng giá của bạn là “cao” nếu họ có những cảm nhận không tốt

8. Cửa hàng có nên niêm yết giá?

Hàng hóa trưng bày trong cửa hàng có nên treo giá? Những cửa hàng thường xuyên treo giá thì cho là họ làm như vậy để khách hàng, người mua lẫn người không mua, đều biết mức giá của những sản phẩm bán trong cửa hàng, và đồng thời nhấn mạnh những sản phẩm độc đáo, đặc biệt, cũng như là nhữ……ng sản phẩm đang được giảm giá đặc biệt. Nhưng cũng có nhiều lý do để không niêm yết giá hàng bán. Nhiều chủ cửa hàng cho rằng việc không niêm yết giá góp phần lôi cuốn khách hàng vào cửa hàng, tạo ra nhiều cơ hội thương lượng giá và bán được nhiều hàng. Họ cho rằng, niêm yết giá khiến cho khách hàng bỏ đi ngay mà không có cơ hội thương lượng.
Nhiều chủ cửa hàng thì cho rằng họ không niêm yết giá vì họ không muốn tham gia cuộc chiến giá cả với các cửa hàng cạnh tranh. Nhưng cũng có nhiều chủ cửa hàng cho rằng niêm yết giá tạo cho cửa hàng một hình ảnh cao cấp. Người ít tiền sẽ cảm thấy họ không đủ tiền để mua sắm tại cửa hàng nầy, trong khi đối với những người khá giả họ cảm thấy cửa hàng là cao cấp, giá cả thể hiện đẳng cấp chất lượng.

9. Sử dụng công cụ quản lý bán hàng

Nếu cửa hàng còn ở quy mô rất nhỏ (do mới mở và ít vốn), quản lý hàng hóa đơn giản thì bạn chỉ cần một chiếc máy tính hoặc thậm chí chỉ cần sổ sách để ghi chép các hoạt động như nhập xuất hàng, thu chi tiền… hàng ngày. Nếu quy mô lớn hơn, nhu cầu quản lý chặt chẽ hơn thì bạn nên đầu tư một phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp. Phần mềm bán hàng sẽ giúp bạn nắm bắt thông tin về lượng hàng tồn kho tức thời, quản lý doanh thu, lãi lỗ chính xác, thanh toán nhanh cho khách hàng để giải phóng hàng đợi thanh toán, bán hàng chính xác giá – ko nhầm lẫn giá cả, quản lý nhân viên từ xa… khi không có mặt tại cửa hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu của cửa hàng, siêu thị,… Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm bán hàng, bạn có thể đọc thêm bài viết về lựa chọn phần mềm bán hàng như thế nào.

Ngoài việc đầu tư công cụ quản lý siêu thị ở trên, tùy theo quy mô của siêu thị mà bạn có thể mua các trang thiết bị bán lẻ khác như giá kệ, tủ đông, tủ mát, máy tính, lắp đặt mạng, các thiết bị bán lẻ (đầu đọc mã vạch, máy in hóa đơn, máy in tem mã vạch, máy kiểm kê, két đựng tiền,…).

 

Để tăng cường theo dõi, giám sát cửa hàng – siêu thị nhằm giúp giảm thiểu tối đa lượng hàng, tiền thất thoát thì bạn có thể lắp đặt hệ thống an ninh siêu thị như cổng từ an ninh, camera quan sát. Thực ra, lắp Camera nhiều khi không phải là để theo dõi 100% các hoạt động (vì không đủ thời gian theo dõi) mà chỉ là “đòn tâm lý” với kẻ xấu bên ngoài và với những nhân viên “có tính tắt mắt” mà thôi. Để tăng tính kiểm soát nội bộ, các bạn có thể tham khảo bài viết Quản lý nhân viên bán hàng.

10. Lên kế hoạch cho các chương trình Marketing và chăm sóc khách hàng

Không phải thời điểm nào, nhu cầu mua hàng của khách hàng cũng như nhau. Để kích thích khách mua hàng, cửa hàng nên thực hiện các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng hợp lý với từng thời điểm để duy trì lượng khách hàng thường xuyên của cửa hàng, tránh trường hợp công việc kinh doanh bị ảnh hưởng do có thời điểm không có khách hàng.

11. Trưng bày hàng hóa trong bán lẻ

Những cửa hàng bày rất ít hàng thường thường muốn chuyển tải một hình ảnh cao cấp. Bằng cách chỉ trưng bày một số lượng hàng hóa hạn chế, thông điệp mà họ muốn chuyển đến khách hàng là: hàng của họ là hàng độc chứ không phải là hàng phổ biến đại trà; hai là họ chỉ nhắm phục vụ một giới khách hàng nào đó chứ không phải tất cả mọi người. Còn những cửa hàng trưng bầy đầy hàng hóa như cửa hàng giầy, cửa hàng dụng cụ đồ nghề, cửa hàng thuốc tân dược… chuyển tải đến khách hàng rằng họ có đầy đủ những mặt hàng phổ biến, có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi khách hàng


Chia sẻ bài viết này