5 kiểu tư duy khiến khách hàng “sợ” giao dịch trực tuyến

Theo báo cáo mới nhất của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin Việt Nam năm 2013, thương mại điện tử trên thế giới và Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ, xâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh doanh, đời sống, trở thành công cụ quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp và người dân.

Những lý do chính khiến người Việt “ngại” mua sắm trực tuyến

Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc kinh doanh trực tuyến độc chiếm thị trường. Thương mại điện tử là xu hướng hiện đại của tương lại, nhưng nhiều bộ phận khách hàng Việt nói riêng đang khá rụt rè và e ngại quá mức đối với loại hình mua bán này. Vậy nguyên nhân xuất phát từ đâu. Hãy cùng tìm hiểu 5 điều lo nại khiến khách hàng dễ bỏ qua “mỏ vàng” thương mại điện tử.

Thói quen giao dịch bằng tiền mặt

Kết quả khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cho thấy giá trị mua hàng trực tuyến trong năm 2013 đạt khoảng 120 USD. Tuy nhiên, 74% người mua sắm sau khi đặt hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt, hình thức thanh toán qua ngân hàng chiếm 41% và trung gian thanh toán qua các website chỉ chiếm 8%.

Đây là con số không khó hiểu khi người tiêu dùng Việt vẫn mang thói quen trao đổi bằng tiền mặt từ trước đến nay. Tâm lý “thấy hàng mới đưa tiền” để đảm bảo an toàn khiến họ bỏ qua hình thức chuyển khoản hay các loại thẻ tín dụng, ghi nợ,… Đặc biệt với những người không thường xuyên cập nhật công nghệ thì việc mua bán qua mạng sẽ có vẻ phức tạp hơn bao giờ hết.

Người Việt vẫn còn lạ lẫm với hình thức thanh toán bằng thẻ

Mặc dù vậy, nếu nắm được các quá trình thanh toán tiện lợi của những dịch vụ thương mại điện tử, người tiêu dùng sẽ phát hiện ra rằng loại hình “shopping” đặc biệt này mang đến vô vàn tiện ích. Điều quan trọng các chủ website phải làm khách hàng nhận thức được rằng họ không cần phải đi hàng chục cây số để xem sản phẩm, các lựa chọn sẽ trở nên đa dạng hơn và hoàn toàn có thời gian suy nghĩ và quyết định mua hay không. Và đặc biệt, loại hình này đảm báo tính an toàn cao hơn khi bạn chỉ cần ngồi ở nhà cùng chiếc may tính hoặc smartphone mà vẫn mua được hàng. Chỉ khi khách hàng nắm được những vấn đề đó thì họ mới tin tưởng vào loại hình thanh toán còn khá mới lạ này.

Nếu sử dụng tiền mặt, bạn luôn phải nơm nớp lo sợ vì nếu mất đi, toàn bộ tài sản sẽ đi tong. Ngược lại, nếu thanh toán bằng thẻ, người tiêu dùng có thể yên tâm rằng tiền của mình sẽ được đảm bảo an toàn, trừ khi người khác lấy được toàn bộ thẻ, điện thoại cá nhân, tài khoản và mật khẩu của họ.

Tâm lý sợ không gian “ảo”

Đa số người Việt mang theo lối tư duy truyền thống “người thật, việc thật”, họ muốn nhìn thấy tận mắt, sờ tận tay sản phẩm trước khi quyết định mua hay không. Điều này chịu ảnh hưởng đáng kể từ mức thu nhập bình quân không được cao của người tiêu dùng Việt, đa số ở mức trung bình thập khiến khách hàng phải cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi đồng ý mua sản phẩm.

Chính vì vậy điều mà bạn cần làm là cần phải lấy được lòng tin từ phía người tiêu dùng, tạo được cảm giác an tâm trong mỗi giao dịch. Với việc phát triển của công nghệ thông tin, các trang web bán hàng trực tuyến đang không ngừng cố gắng đem đến cho người tiêu dùng những cảm giác chân thật nhất về sản phẩm thông qua hình ảnh sống động, kèm theo những lời giới thiệu chi tiết. Không những thế, để tăng cường sự tin tưởng và nắm bắt tâm lý người mua, các website chủ động lập ra các diễn đàn trao đổi về việc sử dụng phẩm hay dịch vụ, mở rộng tính tương tác với khách hàng, tạo ra một cộng đồng tiêu dùng sản phẩm.

Hình ảnh sản phẩm trực tuyến khác biệt hẳn với thực tế

Mặt khác, đối với những trang bán hàng lớn như hangtot, muachung, hay theW, Lazada,… nếu khách hàng chưa hài lòng với sản phẩm nhận được, các doanh nghiệp thương mại điện tử này còn có dịch vụ hậu mãi như chế độ hoàn trả tiền hoặc đổi hàng, để đảm bảo lợi ích tối đa cho người mua.

 

Xem Thêm

8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới

10 mẫu giày thể thao khó lòng có thể phân biệt thật giả

báo giá thiết kế website bán hàng

Lo ngại về bảo mật thông tin

Rất nhiều người tiêu dùng phàn nàn rằng họ cảm thấy khó chịu và phiền toái khi mỗi ngày nhận được hàng loạt tin nhắn spam hoặc e-mail quảng cáo sản phẩm tràn ngập trong hộp thư. Vì thế, họ luôn có động thái dè chừng việc chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng để đảm bảo không có bất kỳ “sự làm phiền” nào.

Các doanh nghiệp cần khôn khéo hơn trong việc tiếp cận đối tượng, cần giúp họ hiểu rằng mình không dại gì để lộ các thông tin cá nhân của khách hàng ra ngoài vì điều đó chỉ khiến họ mất đi những khách hàng tiềm năng. Khi người tiêu dùngg đã trở thành một khách hàng trung thành, các doanh nghiệp cần bảo vệ thông tin cá nhân một cách cẩn mật nhất. Chính sách bảo mật của công ty cũng là một trong những điểm mà người tiêu dùng cần cân nhắc khi sử dụng dịch vụ của các trang bán hàng trực tuyến này.

Con sâu làm rầu nồi canh

Với sự phát triển chóng mặt của mạng xã hội và công nghệ thông tin, tính tò mò của người tiêu dùng càng tăng cao và những tin tức xấu vì thế mà được lan truyền nhanh và mạnh hơn. Một số doanh nghiệp mua bán trực tuyến không đủ uy tín hoặc theo đuổi mô hình đa cấp gây ra cái nhìn tiêu cực rằng thị trường thương mại điện tử là không an toàn và thiếu mình bạch. Những thông tin trên báo chí trong thời gian qua về các vụ lừa đảo trực tuyến đã khiến nhiều người không còn nhiều niềm tin với hình thức mua bán còn tiềm ẩn nhiều rủi ro này.

MB24 là một vết “sẹo” lớn với thương mại điện tử Việt Nam

Chỉ có một cách giải quyết duy nhất đó là xây dựng thương hiệu vững chắc, lớn mạnh với độ uy tín cao. Tạo được sự nhất quán trong cung cách phục vụ của nhân viên, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cho khách hàng và để họ nhận thấy mình thực sự được trân trọng. Thay vì chăm chăm kết thúc giao dịch khi người mua đã nhận được voucher và thanh toán chi phí, nhân viên chăm sóc khách hàng cầncó mặt tận nơi và cùng đồng hành với khách hàng cho đến khi họ trải nghiệm xong và hài lòng với chất lượng sản phẩm.

Tất nhiên người dùng họ cũng rất thông minh và không vì một con sâu mà bỏ qua một nồi canh ngon lành, bổ dưỡng. Hiện nay, kinh doanh online trở nên phổ biến trên khắp thế giới, mỗi ngày đều có những cửa hàng mới được lập ra, khiến cho thị trường cạnh tranh trở nên nhộn nhịp và “nóng” hơn bao giờ hết. Để tìm kiếm và thu hút khách hàng trở nên khó khăn hơn nên rất nhiều trang mua bán trực tuyến có uy tín đã và đang cung cấp những sản phẩm chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo và chuyên nghiệp, xóa bỏ dần ánh nhìn không thiện cảm về loại hình dịch vụ này.

Kinh doanh online đang phát triển mạnh tại đất nước hình chữ S, nhưng còn nhiều rào cản đến từ thói quen mua sắm của người Việt. Để thật sự thành công, điều quan trọng trong toàn bộ chiến lược hoạt động là bạn cần phải tạo được chỗ đứng về chất lượng vững chắc trong lòng người tiêu dùng.

Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay Công ty thiết kế web bán hàng và  báo giá thiết kế website bán hàng  để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.


Chia sẻ bài viết này