Thực trạng quy trình logistic tại Việt Nam hiện nay

Quy trình logistics được hiểu một cách đơn giản là hoàn tất đơn hàng, bao gồm các khâu đóng gói, vận chuyển, thu tiền và chính sách hậu mãi. Thế nên, logistics đóng một phần vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến hiện nay.

1. Thực trạng

Song song với sự phát triển mạnh mẽ của các mô hình kinh doanh, tình hình logistics tại Việt Nam cũng cực kì phát triển để đáp ứng được nhu cầu của hình thức kinh doanh mới này.

Thông thường, khách hàng là mắt xích cuối cùng trong chuỗi cung ứng. Họ trực tiếp đi tới cửa hàng và lựa chọn mua hàng. Muốn thu hút khách hàng, các cửa hàng cần đầu tư đáng kể vào việc tạo ra cửa hàng tiện lợi tại một vị trí hoàn hảo nào đó.

Chính khách hàng sẽ là người chi trả cho những đầu mục chi phí liên quan đến cửa hàng. Việc này được phản ánh rõ ràng trong mức giá cuối cùng của hàng hóa được bán ra. Các cửa hàng cũng cần phải duy trì mức tồn kho cụ thể và thường xuyên bổ sung khi hàng tồn kho giảm xuống.

Do sự chuyển mình mạnh mẽ của mô hình bán hàng từ truyền thống sang trực tuyến, đã có những thay đổi lớn trong chuỗi cung ứng bao gồm:

✔ Người bán: hiện nay, có một bộ phận người bán hàng hoàn toàn trên thị trường trực tuyến mà không có sự bán lẻ truyền thống nào. Đồng thời, các đơn vị truyền thống cũng chấp nhận tham gia bán lẻ trên kênh trực tuyến. Hơn nữa, trong thị trường trực tuyến, người bán có thể vừa là nhà cung cấp, nhà phân phối vừa là nhà bán lẻ và trung tâm hoàn thành (fulfillment).

✔ Địa điểm bán hàng linh hoạt: họ không cần quá quan tâm đến vị trí hoạt động nên sẽ linh hoạt trong việc chọn nơi phù hợp giúp giảm chi phí, thậm chí họ có thể chọn nhà của mình là nơi bán hàng và lưu trữ hàng hóa. Trong khi đó, các nhà cung cấp lớn hơn thường có mạng lưới địa điểm phân phối để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường khu vực và giảm tối đa chi phí vận chuyển.

✔ Kết nối chuỗi cung ứng: Khách hàng có thể kết nối trực tiếp với cửa hàng và thực chất họ trực tiếp tham gia vào chuỗi cung ứng.

✔ Theo dõi: Khách hàng chọn mua sắm trực tuyến có nghĩa là sự thỏa mãn về nhu cầu mua sắm có thể bị trì hoãn, bởi việc mua hàng được thực hiện mà khách hàng không thấy sản phẩm trực tiếp. Điều này có nghĩa là họ sẽ mong đợi nhiều hơn từ quá trình phân phối và yêu cầu thông tin vận chuyển, thời gian chính xác cho việc mua hàng.

Chính vì vậy, cần phải có hệ thống logistic phù hợp để cung cấp thông tin sản phẩm cũng như vận chuyển cho khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác.

Xu hướng logistics trong kinh doanh trực tuyến

Mặc dù hiện tại chưa có đủ bằng chứng về tác động của những thay đổi này đối với hoạt động logistics, tuy nhiên có một số xu hướng có thể nhận thấy được. Những xu hướng này liên quan đến phương thức bán hàng trực tuyến đang thay đổi các hệ thống phân phối truyền thống, trong đó có quy trình logistics 

Các đơn vị truyền thống đã tập trung vào việc tiết kiệm quy mô bằng việc đặt các cửa hàng lớn ở những vị trí trọng điểm. Điều này gặp không ít trở ngại khi hệ thống mới tập trung vào các nhà kho ở các địa điểm không nằm quá gần khu trung tâm và chuyển nhiều lô hàng nhỏ hơn tới các khách  lẻ.

Xét trên một khía cạnh quan trọng khác của sự thay đổi này là chi phí chuyển hàng từ điểm bán đến điểm tiêu thụ. Theo mô hình kinh doanh truyền thống thì khách hàng phải thanh toán khoản này.

Nhưng với thực trạng logistic hiện nay, giờ đây nó đã được gộp vào quá trình phân phối. Đồng nghĩa với việc khi tham gia vào mô hình kinh doanh trực tuyến, cần tập trung nhiều hơn vào các khía cạnh như đóng gói, vận chuyển hàng hóa nhiều hơn.

Bước tiến của logistics trong thời đại trực tuyến

Như đã đề cập ở trên, hiện nay các nhà bán lẻ – những người tham gia kinh doanh trực tuyến đã hiểu và xem xét tầm quan trọng của việc thay đổi mô hình logistics truyền thống sang ứng dụng logistics thương mại điện tử. Trong 40 năm qua, lĩnh vực logistics đã trải qua các mốc thời gian sau:

✔ Năm 1970: Nhìn chung, những nhà cung cấp và (hoặc) bán sỉ sẽ trực tiếp giao hàng đến tận nơi cho các cửa hàng bán lẻ.

✔ Năm 1980: Có xu hướng tập trung việc giao hàng cho các cửa hàng lại với nhau và hoạt động này được thực hiện thông qua các trung tâm phân phối dưới sự kiểm soát của nhà bán lẻ.

✔ Thập niên 90: Nguồn cung cấp toàn cầu đã trở nên phổ biến và xu hướng về các trung tâm nhập khẩu cũng xuất hiện. Các trung tâm nhập khẩu này được tạo ra để nhận và xử lý các lô hàng trong container.

✔Vào những năm 2000: Sự bùng nổ của  kinh doanh online đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển các mạng lưới trung tâm hoàn thành điện tử (e-fulfillment) để thực hiện nhiệm vụ phân phối.

Đọc thêm bài viết về Vai trò của logistics trong kinh doanh online hiện nay


Chia sẻ bài viết này